Hiện tượng hội chứng dải sợi ối là gì? Hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không?

Hội chứng dải sợi ối là một trong những nguyên nhân hiếm gặp dẫn đến dị tật thai nhi. Thực chất thì Hội chứng dải sợi ối là gì, hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau để biết cách phòng tránh.

Hiện tượng hội chứng dải sợi ối là gì? Hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không? Hiện tượng hội chứng dải sợi ối là gì? Hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không?

Hội chứng dải sợi ối là một trong những nguyên nhân hiếm gặp dẫn đến dị tật thai nhi. Thực chất thì Hội chứng dải sợi ối là gì, hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau để biết cách phòng tránh.

Hội chứng dải sợi ối là gì?

Hội chứng dải sợi ối hay còn gọi là vách ngăn buồng ối hay dây chằng buồng ối là tình trạng bất thường trong thai kỳ, xuất hiện một hoặc một vài sợi dây vắt ngang buồng ối. Thai nhi bị vướng vào chuỗi các dải sợi ối khiến quá trình tăng trưởng và phát triển bị cản trở. Các dải sợi ối sẽ hạn chế việc cung cấp máu đến một số bộ phận của cơ thể. Hiện tượng này có thể gây ra những dị tật bẩm sinh ở bàn chân, ngón chân ngón tay, mặt, đầu, cánh tay.

Dải sợi ối có thể phát hiện được thông qua hình ảnh siêu âm và thông qua siêu âm cũng có thể biết chính xác là dải sợi ối có ảnh hưởng đến thai hay không hay sự phát triển của thai như thế nào.

Bình thường màng ối có 2 lớp là màng trong và màng ngoài, vì một lý do nào đó mà lớp màng trong ối bị vỡ ra tạo nên các dây màng ối lơ lửng trong buồng ối. Bệnh xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, khi những dây màng ối giống như những sợi chỉ trôi phất phơ bên trong túi ối, quấn vào các bộ phận của thai nhi gây nguy hiểm cho bé.

Cho đến nay, các nghiên cứu y học cũng chưa xác định được nguyên nhân nào khiến dải sợi ối xuất hiện. Chúng được xác định là xuất hiện ngẫu nhiên, không phải do di truyền, cũng không phải do bất cứ vấn đề gì từ sức khỏe người mẹ tạo nên.

vicare.vn-hien-tuong-hoi-chung-dai-soi-oi-la-gi-hoi-chung-dai-soi-oi-co-nguy-hiem-khong-body-1

Hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không?

Hội chứng dải sợi ối rất hiếm gặp, tỷ lệ là 1/1000-2000 ca sinh. Nếu không được điều trị bệnh có thể dẫn đến những dị tật nghiêm trọng ở trẻ, vì vậy, cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Mẹ bầu không nên tự trách và đổ lỗi cho bản thân mình vì đây là hiện tượng không rõ nguyên nhân. Và nó cũng không ảnh hưởng đến việc mang thai lần tới, mẹ vẫn có thể mang thai và sinh ra một em bé hoàn toàn khỏe mạnh, lành lặn vào lần mang thai tiếp theo.

Những sợi dây ối này có thể quấn chặt vào các bộ phận cơ thể thai nhi như tứ chi, các ngón tay, ngón chân, mặt, cổ... do đó sẽ gây ra các dị tật cho thai nhi. Nếu dải sợi ối là những đoạn căng, dày thì mẹ có thể yên tâm sẽ không gây ảnh hưởng đến em bé. Nhưng nếu chúng là những sợi chỉ trôi tự do trong túi ối, khả năng lớn sẽ quấn chặt vào các bộ phận của thai nhi, khiến cho các bộ phận này không thể lưu thông máu nên không thể phát triển được.

Đặc điểm dị tật thai nhi trong hội chứng dải sợi ối thường thay đổi tùy thuộc vào bất thường xảy ra trong tuổi thai nào. Các dị tật này thường xảy ra ở một số vùng đầu mặt như: Vô sọ, vô não, chẻ mặt, dị tật mũi, tật mắt nhỏ. Các dị tật vùng thân thai nhi như: Khiếm khuyết thành bụng, chẻ các xương sườn, vẹo cột sống bẩm sinh, giới tính không rõ ràng, không lỗ hậu môn. Các dị tật ở chi gồm: cắt cụt chi, có vòng thắt ở các chi, có thể có hiện tượng teo chi ngoại biên, dính ngón giả, chân khoèo...

Một số dị tật thường gặp mà dải sợi ối có thể gây ra như:

  • Gây khoèo chân
  • Xương ngón tay phát triển không bình thường
  • Dính ngón chân
  • Ngón tay có những đoạn trông như bị siết chặt lại
  • Chiều dài chân, tay bất thường
  • Tay, chân có những đoạn lõm do bị siết quá chặt
  • Dải sợi ối quấn qua mặt có thể gây hở hàm ếch

Hội chứng dải sợi ối cũng là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, khi những dải ối quấn chặt dây rốn làm thai nhi không thể lấy được chất dinh dưỡng và bị chết trong bụng mẹ...

Làm thế nào để phát hiện và phòng tránh mắc hội chứng dải sợi ối?

Hiện nay, chưa có cách thức nào để phòng tránh hội chứng dải sợi ối. Các dải sợi ối có thể phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm. Từ những bức ảnh này, các bác sĩ có thể đánh giá khả năng bị tổn thương cho những sợi ối này gây ra.

Các mẹ bầu nên khám thai định kỳ để phát hiện sớm những bất thường qua hình ảnh siêu âm. Kết quả của các xét nghiệm chuyên sâu sẽ sàng lọc được nguy cơ dải sợ ối có gây ra dị tật cho thai nhi hay không.

vicare.vn-hien-tuong-hoi-chung-dai-soi-oi-la-gi-hoi-chung-dai-soi-oi-co-nguy-hiem-khong-body-2

Điều trị hội chứng dải sợi ối như thế nào?

Với những mẹ bị hội chứng này cần phải đi khám thai thường xuyên để được các bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng. Nếu có gì bất thường, bác sĩ sẽ báo trước với người nhà để có hướng giải quyết thích hợp. Biết trước tình hình của thai nhi, việc điều trị các dị tật bẩm sinh sẽ được lên kế hoạch từ sớm.

Trên thế giới, các ca phẫu thuật cho thai nhi đã được tiến hành. Các chuyên gia sẽ mở tử cung của mẹ, làm các phẫu thuật thích hợp cho thai nhi rồi đặt bé trở lại trong tử cung và tiếp tục phát triển cho đến ngày chào đời. Phẫu thuật cũng chính là hướng giải quyết cho những trường hợp dải sợi ối nghiêm trọng. Thế nhưng, phương thức này khá tốn kém và không phải ở đâu cũng có thể thực hiện được. Vì vậy mẹ nên đến và tham khảo thông tin này tại các bệnh viện lớn cũng như bác sĩ uy tín.

Tại Việt Nam, thông thường các bác sĩ sẽ can thiệp với các dị tật sau khi trẻ được sinh ra đời, như với những dị tật do dải sợi ối như dính ngón tay, dính ngón chân, cụt ngón tay, chân khoèo... các bác sĩ có thể tiến hành các ca phẫu thuật chỉnh hình để khắc phục.

Tình trạng dải sợi ối là tình trạng có thể gây ra nguy hiểm cho thai nhi, tuy nhiên việc thăm khám và điều trị tình trạng này hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế khi mang thai tốt nhất là mẹ bầu nên đi khám thường xuyên, nhất là những trường hợp phát hiện dải sợi ối cần theo dõi chặt chẽ để phát hiện các dị tật thai nhi sớm.

Xem thêm:

  • Vì sao phụ nữ sinh non?
  • Song thai một thai chết lưu
  • Phân biệt đa ối và dư ối: Nguyên nhân, cách điều trị