Hiện tượng đau lưng dữ dội khi ngủ dậy là sao bác sĩ?

Đau lưng sau khi ngủ dậy có thể biến thành những cơn ác mộng ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng dữ dội khi ngủ dậy, người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân mới trị dứt căn bệnh này. Trong bài viết sau đây, bác sĩ của HoiBenh sẽ giải đáp cụ thể tại sao lại đau lưng dữ dội khi ngủ dậy.

Hiện tượng đau lưng dữ dội khi ngủ dậy là sao bác sĩ? Hiện tượng đau lưng dữ dội khi ngủ dậy là sao bác sĩ?

Đau lưng sau khi ngủ dậy có thể biến thành những cơn ác mộng ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng dữ dội khi ngủ dậy, người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân mới trị dứt căn bệnh này. Trong bài viết sau đây, bác sĩ của HoiBenh sẽ giải đáp cụ thể tại sao lại đau lưng dữ dội khi ngủ dậy.

Nguyên nhân gây đau lưng dữ dội sau khi ngủ dậy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng này, nhưng thông thường sẽ chia làm 2 nhóm nguyên nhân:

  • Do yếu tố khách quan (môi trường, giường ngủ... không phù hợp)
  • Do bệnh lý Xương khớp, Cột sống

1. Đau lưng sau khi ngủ dậy do yếu tố khách quan

Những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra thủ phạm gây ra những cơn đau lưng khi ngủ dậy vào buổi sáng.

Do đệm quá cứng hoặc quá mềm

Việc dùng một cái đệm không đảm bảo độ cứng và độ mềm trong thời gian dài có thể gây mất ngủ, căng cơ, vẹo cột sống và đau thắt lưng dữ dội.

Nếu nằm ngủ trên chiếc đệm quá cứng, cơ thể chịu tác động của trọng lực dẫn đến các xương khớp bị ép xuống mặt đệm. Từ đó có thể tạo ra một lực ma sát lớn và không đảm bảo được một đường cong sinh lý tự nhiên thoải mái nhất của cơ thể.

Nếu như chiếc đệm của bạn quá mềm cũng không tốt, rất nhiều người không biết điều này nên thường lựa chọn sai. Khi nằm ngủ trên chiếc đệm này trong một thời gian dài, chiếc đệm thường bị lún xuống quá mức cần thiết. Như vậy sẽ không đảm bảo được đường cong sinh lý tốt nhất cho cơ thể và dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị đau lưng.

Do ngủ sai tư thế

Một trong những nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là do tư thế ngủ của bạn. Nếu trong khi ngủ bạn chỉ giữ đúng một tư thế. Và hơn thế nữa, đây lại là một tư thế sai thì những cơn đau đến là lẽ dĩ nhiên. Một tư thế ngủ không tốt có thể khiến cột sống bị căng thẳng. Và những cơn đau ở phần lưng sẽ ghé thăm bạn vào lúc gần sáng.

Ví dụ: Bạn bị đau cổ và đau phần xương chẩm ở sau đầu, thường xảy ra do tư thế ngủ của bạn đầu không thẳng với cổ.

Tư thế ngủ phù hợp là bạn có thể nằm nghiêng với một chiếc gối nằm giữa 2 đầu gối, hoặc nằm ngửa với một chiếc gối nằm dưới 2 đầu gối và không được nằm sấp. Bạn cũng nên tránh dùng gối hình ống vì loại gối loại này sẽ làm cho cổ bạn bị gập lại quá mức cho phép và đương nhiên bạn sẽ bị đau cổ - vai - gáy.

Do nằm gối không phù hợp

Chiếc gối giúp cho vùng đầu và cổ của bạn thoải mái trong khi ngủ và có được giấc ngủ ngon. Một chiếc gối quá mềm hoàn toàn không tốt cho cổ và lưng của bạn. Nó có thể gây ra những cơn đau vùng lưng vào buổi sáng. Một chiếc gối nước hay một chiếc gối có độ cao phù hợp sẽ giúp phần cơ thể bạn thoải mái hơn và phòng tránh những cơn đau.

vicare.vn-hien-tuong-dau-lung-du-doi-khi-ngu-day-la-sao-bac-si-body-1

2. Đau lưng sau dữ dội sau khi ngủ dậy do mắc bệnh Xương khớp, Cột sống

Nếu tình trạng đau lưng dữ dội sau ngủ dậy xuất hiện lúc còn nhỏ và kéo dài đến tận lúc lớn lên thì khả năng cao bạn bị mắc căn bệnh về Xương khớp - Cột sống. Tùy vào mức độ sai lệch cấu trúc và công việc hàng ngày của bạn mà cơn đau sẽ có những mức độ khác nhau.

Chèn ép thần kinh - tủy sống

Khi các rễ thần kinh trong tủy sống bị chèn ép, các rễ thần kinh này bị viêm và bắt đầu gửi những thông tin về não báo hiệu đau. Thống kê cho thấy, có rất nhiều bệnh gây chèn ép dây thần kinh như: thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống do dây chằng vàng bị dày lên và hẹp ống sống do sự hình thành các chồi xương...

Bệnh thoái hóa cột sống

Bệnh này liên quan tới sự lão hóa của cột sống. Khi chúng ta già, cơ thể sẽ xảy ra những thay đổi ở cấp tế bào. Khi càng có tuổi, đĩa đệm bắt đầu mất nước làm cho hình dạng và chiều cao giảm làm ảnh hưởng tới khoảng đĩa đệm giữa hai đốt sống bị ngắn lại và lỗ liên hợp hẹp lại.

Hoạt động của đĩa đệm phía trước và khớp cột sống phía sau luôn đi đôi với nhau. Khi một áp lực bất thường đặt lên đĩa thì sau đấy áp lực này được truyền tới hai khớp cột sống phía sau. Khi áp lực này quá tải đối với hai diện khớp, nó sẽ làm quá phát bao khớp, tạo nên các chồi xương và giảm sự vận động của khớp cột sống.

Trong khi những hiện tượng này xảy ra, cơ thể sẽ tự tìm cách để dừng những vận động bất thường này, hay nói cách khác tự chữa. Các trồi xương hình thành, sự quá phát diện khớp để giữ vững cột sống, nhưng sự tự chữa này có thể làm hẹp ống sống, hẹp lỗ liên hợp từ đó gây kích thích thần kinh và gây đau lưng.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm giữa các đốt sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí cố định của nó. Bệnh này thường xảy ra sau các chấn thương cột sống hoặc đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng thường gặp nhất vẫn là thoát vị đĩa đệm ở vị trí đoạn gần cuối của lưng. Trong trường hợp này, bệnh sẽ gây ra chứng đau thắt lưng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi vận động mạnh. Nhiều khi thoát vị đè vào dây thần kinh làm đau lan xuống dưới chân.

Không giống như bong gân ở cột sống, người ta có thể cảm thấy loại đau do thoát vị đĩa đệm ngay lập tức. Đau lưng do đĩa đệm thoát vị thường được chẩn đoán thông qua chẩn đoán hình ảnh như: chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.

Viêm khớp cùng chậu

Khớp cùng chậu là phần nối giữa xương cùng với xương chậu. Như vậy sẽ có hai khớp cùng chậu: một bên phải và một bên trái, các khớp này được trợ giúp bởi rất nhiều dây chằng chắc khỏe. Hai khớp cùng chậu này thường vận động rất ít. Khi viêm khớp cùng chậu có thể gây đau thắt lưng và đau phần trên đùi.

Cách giảm đau lưng sau khi ngủ dậy

Xoa bóp

Nếu bạn bị đau lưng sau khi thức dậy, hãy dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng, đấm nhẹ dọc hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong massage, nhưng phải nắm được kỹ thuật và đảm bảo an toàn thì mới được làm.

Nằm nghỉ ngơi

Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và các cơ không được thư giãn. Bạn cần chú ý đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý giữa các phần cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.

Dùng một gối lót dưới cột sống cổ (chú ý là gối cổ không gối đầu). Một gối mỏng kê dưới thắt lưng. Một gối kê dưới kheo. Từ 10 - 30 phút tăng dần mỗi ngày trong một tuần, xoay nghiêng người nhẹ nhàng khi thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay nghiêng người chống tay để dậy từ từ. Sau một tuần không đỡ thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Chườm nóng

Dùng túi nước nóng chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chằng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.

Nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như trên trong một tuần mà các cơn đau không thuyên giảm hoặc chỉ giảm nhẹ, lúc này bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Cột sống để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đúng bệnh tình.

vicare.vn-hien-tuong-dau-lung-du-doi-khi-ngu-day-la-sao-bac-si-body-2

Hạn chế đau lưng như thế nào?

Theo các chuyên gia, đau lưng do thoái hóa cột sống rất dễ tái phát và sẽ ngày càng nặng hơn, thậm chí đau dữ dội. Do đó, người bệnh không nên chờ đến khi cơn đau tấn công mới dùng thuốc giảm đau mà cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị lâu dài.

  • Việc giữ lâu ở một tư thế bất lợi có thể gây tái phát hội chứng đau thắt lưng. Bởi vậy, trong khi ngồi, đứng hoặc nằm, người bệnh cũng phải giữ gìn cẩn thận.
  • Các bài tập làm linh động và làm khỏe cơ không được áp dụng trong hội chứng đau lưng cấp. Tuỳ theo mức độ và thể bệnh, ở từng lứa tuổi của người bệnh mà cho tập những bài tập thích hợp.
  • Bằng phong cách sinh hoạt hợp lý, những hoạt động trong đời sống, nghề nghiệp và thể dục thể thao thích hợp, có thể tránh được những yếu tố bất lợi làm giảm mức độ nặng của bệnh và còn giúp cho quá trình phục hồi chức năng diễn biến thuận lợi.
  • Tư thế ngồi học, làm việc vặn vẹo ở tuổi đang lớn không đúng tư thế hay tư thế nằm sấp khi ngủ cũng sẽ không tốt cho cột sống và đĩa đệm.

Xem thêm:

  • 5 bài tập giảm đau lưng hiệu quả nhất định phải biết
  • 6 bài tập giúp chữa đau lưng hiệu quả
  • Đau bụng dưới kèm đau lưng