Hiện tượng da bị khô ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị khô da không phải là hiện tượng hiếm gặp bởi da trẻ còn khá yếu, mỏng manh chưa thể thích nghi với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ vì vậy để giảm thiểu hiện tượng này mẹ cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe từ bên trong cho trẻ cũng như nuôi dưỡng làn da của trẻ từ bên ngoài.

Hiện tượng da bị khô ở trẻ sơ sinh và cách điều trị Hiện tượng da bị khô ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô

vicare.vn-hien-tuong-da-bi-kho-o-tre-so-sinh-va-cach-dieu-tri-body-1

Da được xem là cơ quan lớn của cơ thể, chúng giúp bảo vệ con người trước những tác động của môi trường bên ngoài, đồng thời bảo vệ cơ thể từ bên trong.

Trẻ sơ sinh có ít nhất 4 tháng đầu đời da chưa hoàn thiện, chúng rất mỏng và dễ bị tổn thương thậm chí nhiễm trùng, tuyến mồ hôi chưa phát triển nên hiện tượng khô da khá phổ biến ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Cấu trúc da chưa hoàn thiện, quá non yếu, lớp thượng bì chưa hình thành nên da của trẻ không vững chắc, lượng nước dễ thoát đi và không tích tự dưới da.

  • Tác động từ môi trường bên ngoài như nắng, gió, khí hậu hanh khô khiến da càng mất nước trầm trọng.

  • Vệ sinh thân thể cho trẻ chưa hợp lý. Tắm không sạch hoặc quá nhiều khiến cấu trúc da bị thay đổi. Đồng thời việc sử dụng các loại sữa tắm không phù hợp cũng là nguyên nhân gây mất nước cho da.

  • Quần áo của trẻ không được thoàng mát và sạch sẽ, nhất là khi còn lưu các dấu vết của xà phòng giặt khiến da bị kích ứng.

  • Một số mẹ hay dùng kem hoặc dầu massage cho trẻ mà không biết rằng nó không phù hơp với làn da trẻ bởi chứa rất nhiều hóa chất.

  • Da bị dị ứng hay viêm nhiễm làm phá vỡ chức năng cũng như các tầng lớp trong da khiến da dễ bị khô và mẩn đỏ.

  • Chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lý, việc này bắt nguồn từ việc ăn uống của mẹ tác động vào nguồn sữa cho trẻ bú, dẫn tới thiếu một số chất cần thiết để nuôi dưỡng làn da.

Nhận biết hiện tượng da bị khô ở trẻ sơ sinh.

Khi da trẻ bị khô sẽ có một số biểu hiện thường thấy nhất mà mẹ cần phải quan sát kĩ để kịp thời phát hiện, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng tới trẻ.

  • Da khô hơn bình thường, sờ vào có cảm giác không được mịn màng.

  • Khô ráp và bong vảy là biểu hiện thường thấy khi da khô.

  • Da xỉn màu hơn bình thường.

  • Lông phát triển ngược và không đều.

  • Môi khô và thậm chí nứt nẻ.

  • Da nổi mẩn đỏ, phát ban.

  • Cơ thể trẻ khó chịu, ngứa ngáy.

  • Trẻ hay cố gắng bới đạp chân tay lên vùng da khó chịu.

Điều trị da khô ở trẻ sơ sinh.

vicare.vn-hien-tuong-da-bi-kho-o-tre-so-sinh-va-cach-dieu-tri-body-2

Tắm 1 lần/ ngày cho trẻ nằng nước ấm

Thông thường da khô sẽ tự hết sau vài ngày khi trẻ bú đủ và lượng nước cung cấp vào cơ thể trẻ ổn định. Tuy nhiên, có trường hợp kéo dài lâu ngày gây khó chịu cho trẻ, thậm chí da bị viêm nhiễm ảnh hưởng về sau. Vì vậy, mẹ nên có biện pháp khắc phục tình trạng này sớm.

  • Nên tắm 1 lần/ngày cho trẻ bằng nước ấm, hoặc nước lá chuyên dành cho trẻ. Không tắm quá nhiều lần trong ngày và tắm quá lâu, chỉ nên tắm 10 đến 15 phút.

  • Không nên sử dụng các loại xà bông tắm vì chúng chứa hóa chất gây hại cho da.

  • Nên dùng khăn tắm khô và sạch để thấm nước ngay sau tắm cho trẻ. Lau nhẹ nhàng từng bộ phận cơ thể.

  • Không tắm nước quá nóng, vì càng khiến khô da.

  • Sau khi tắm có thể sử dụng một số loại dầu thiên nhiên 100% để thoa lên da có tác dụng dưỡng ẩm da rất tốt.

  • Hạn chế sử dụng quạt sưởi hay điều hòa cho trẻ vì nó rất hút nước.

  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên để cung cấp nước, đồng thời mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm, đặc biệt là rau xanh và hoa quả để bổ sung chất dinh dưỡng từ bên trong cho trẻ.

  • Phòng ngủ của trẻ cân thoáng mát, sạch sẽ, đủ độ ẩm.

  • Vào những hôm thời tiết hanh khô và lạnh cần mặc ấm cho trẻ nhưng phải thoáng, chân và tay nên sử dụng tất.

  • Quần áo của trẻ nên sử dụng loại xà phòng dành riêng cho trẻ để tránh tác động vào da.

Nếu da trẻ quá khô và không thể tự khỏi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời, ngoài ra có thể sử dụng cách từ thiên nhiên như: dùng dầu dừa hoặc dầu olive nguyên chất thoa nhẹ nhàng lên vùng da khô, sử dụng mật ong bôi lên da trẻ cũng có tác dụng giúp da mềm và mịn màng hơn.

Trẻ sơ sinh bị khô da không phải là hiện tượng quá nguy hiểm, tuy nhiên sẽ gây ra những khó chịu và phiền toái cho trẻ, vì vậy mẹ cần lưu ý chăm sóc da cho trẻ hợp lý ngay từ khi sinh ra, tránh để tình trạng da khô kéo dài nhiều ngày.