Hiện tượng bóng đè là gì?
Bạn đã từng trải qua cảm giác bị ai đó đè chặt lên ngực trong khi ngủ khiến bạn không thể thở nhưng cũng không thể nào chống cự? Đây được mô tả là một trong những dấu hiệu của chứng bóng đè. Vậy thực chất hiện tượng bóng đè là gì? Các bạn hãy cùng tìm hiểu lý giải vấn đề này dưới góc nhìn khoa học trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng bóng đè là gì?
Bạn đã từng trải qua cảm giác bị ai đó đè chặt lên ngực trong khi ngủ khiến bạn không thể thở nhưng cũng không thể nào chống cự? Đây được mô tả là một trong những dấu hiệu của chứng bóng đè. Vậy thực chất hiện tượng bóng đè là gì? Các bạn hãy cùng tìm hiểu lý giải vấn đề này dưới góc nhìn khoa học trong bài viết dưới đây.
Nhiều người thường tin rằng bóng đè là hiện tượng gây ra bởi những thế lực ma quỷ. Từ đây dẫn đến tình trạng đặt bùa dưới gối hay uống nước tàn nhang để trục xuất “bóng” ra. Vậy thực hư điều này có đúng như vậy hay không?
1. Hiện tượng bóng đè khi ngủ là gì?
Hiện tượng bóng đè (sleep paralysis) đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá nhiều trong thời gian qua. Đây đơn giản là dấu hiệu cơ thể có nhận thức nhưng không thể cử động được khi ngủ. Điều này thường diễn ra trong thời gian từ vài giây cho đến vài phút, khi cơ thể có sự chuyển giao giữa hai trạng thái ngủ và tỉnh táo.
Thời điểm bị bóng đè, bạn có thể cảm thấy được nhưng không cử động hay nói được.
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bóng đè?
Bóng đè là hiện tượng phổ biến, có thể gặp ở bất cứ ai nhưng thường diễn ra ở người trong tuổi vị thành niên. Đây được cho là hiện tượng có khả năng di truyền. Tuy nhiên, một số yếu tố khác có thể dẫn tới hiện tượng bóng đè gồm có:
- Những người thiếu ngủ hoặc thay đổi giờ ngủ đột ngột.
- Thói quen nằm ngửa khi ngủ.
- Tâm lý căng thẳng.
- Thường xuyên sử dụng chất kích thích.
- Người bị chứng ngủ rũ, hay bị chuột rút chân ban đêm.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị rối loạn tăng động.
3. Hiện tượng bóng đè có những trạng thái nào?
Sau khi biết được ngủ bị bóng đè là hiện tượng gì, các bạn nên tìm hiểu một số trạng thái của nó để tìm được cho mình cách thức phòng ngừa.
Trên thực tế, bóng đè lại được chia thành nhiều dạng khác nhau. Điểm chung của những dạng này là khó thở, tức ngực mà không thể kêu la hay vùng vẫy. Nhiều người tỉnh dậy trong trạng thái hoảng sợ, khó có thể ngủ lại.
Quan điểm tâm thần học chia bóng đè thành 3 nhóm như sau:
- Bóng đè dạng ảo giác đột nhập: Những người bị dạng này có cảm giác người lạ bước vào phòng mình, đi lại hoặc ngồi ngay cạnh giường ngủ. Sự sợ hãi bao trùm khiến cơ thể cứng đơ, không thể vận động.
- Bóng đè dạng ảo giác thăng bằng: Những người bị rối loạn tiền đình thường bị bóng đè dạng này. Cụ thể, cả cơ thể như bị chìm xuống vực sâu hoặc rơi từ cao xuống thấp.
Điều đặc biệt là khi rơi không thể chạm đất mà chỉ ở mức lưng chừng. Khi tỉnh giấc, bạn có thể sẽ phải mất vài ba phút họ mới trấn tĩnh lại được.
- Bóng đè dạng ảo giác thực thể: Đây là dạng bóng đè phổ biến hơn cả, xuất hiện ở thời điểm cuối giấc ngủ. Bạn sẽ có cảm giác khó thở. Khi thoát khỏi sự sợ hãi, bạn sẽ thở gấp, vã mồ hôi. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.
4. Giải pháp ngăn ngừa bóng đè
Khi biết được hiện tượng bóng đè là gì, nếu bạn thường xuyên rơi vào tình huống này, tìm kiếm cho mình giải pháp ngăn ngừa là điều vô cùng cần thiết.
Theo các chuyên gia về tâm thần, các bạn cần chọn nơi ngủ thoáng, mát, có không khí lưu thông tốt. Hãy ngủ đúng giờ, đủ giấc với tư thế nằm ngủ thoải mái, quần áo rộng rãi để giúp lưu thông máu. Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ khoảng 3-5 tiếng, các bạn chú ý tránh uống trà pha đậm, cà phê hay đồ uống có chất kích thích. Hàm lượng cafein có trong những đồ uống này không chỉ gây kích thích não bộ, ngăn chặn cơn buồn ngủ. Đồng thời, chúng sẽ khiến giấc ngủ của bạn không sâu. Một lưu ý khác cũng không kém phần quan trọng là hạn chế việc ăn ăn quá no trước khi ngủ bởi điều này khiến bạn dễ bị bóng đè.
Như vậy, các bạn vừa cùng tìm hiểu lý giải hiện tượng bóng đè là gì cũng như một số giải pháp ngăn ngừa. Các bạn hãy chú ý để có được những giấc ngủ ngon, hạn chế tối đa hiện tượng này để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm:
- Nói mơ khi ngủ có phải là bệnh?
- Nguyên nhân gây nên tật nói mơ khi ngủ là gì?
- Làm sao để chấm dứt tình trạng hay nói mơ khi ngủ?