Hẹp đốt sống cổ là bệnh gì?

Những căn bệnh về xương, khớp ở khu vực đầu - cổ như hẹp đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ,... luôn khiến người bệnh khổ sở vì những triệu chứng đau đớn khó chịu. Tuy vậy, phần đông chúng ta vẫn còn khá mơ hồ về căn bệnh này, không biết nguyên nhân, biểu hiện bệnh ra sao, cách điều trị thế nào,... Cùng HoiBenh tìm hiểu về bệnh hẹp đốt sống cổ trong bài viết dưới dây.

Hẹp đốt sống cổ là bệnh gì? Hẹp đốt sống cổ là bệnh gì?

Những căn bệnh về xương, khớp ở khu vực đầu - cổ như hẹp đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ,... luôn khiến người bệnh khổ sở vì những triệu chứng đau đớn khó chịu. Tuy vậy, phần đông chúng ta vẫn còn khá mơ hồ về căn bệnh này, không biết nguyên nhân, biểu hiện bệnh ra sao, cách điều trị thế nào,... Cùng HoiBenh tìm hiểu về bệnh hẹp đốt sống cổ trong bài viết dưới dây.

1. Hẹp đốt sống cổ là bệnh gì?

Các đốt sống cổ nắm vai trò quan trọng trong việc giúp đầu - cổ có thể cử động thoải mái. Và hẹp đốt sống cổ là tình trạng các đốt sống ở cổ bị co hẹp, chèn ép tủy sống và các dây thần kinh, gây khó khăn cho sinh hoạt của người bệnh. Dù bình thường được đánh giá là không nguy hiểm nhưng hẹp ống sống cổ cũng có thể gây ra nhiều biến chứng. Đó có thể là: đau dai dẳng, yếu hai tay hay thậm chí là liệt tứ chi. Vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân để giảm áp lực lên tủy sống hoặc các dây thần kinh.

vicare.vn-hep-dot-song-co-la-benh-gi-body-1
Đau thắt lưng là một trong nhiều triệu chứng của hẹp đốt sống cổ

2. Nguyên nhân gây hẹp đốt sống cổ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đốt sống cổ bị hẹp. Trong đó, 2 nguyên nhân thường gặp nhất là:

2.1 Do thoái hóa

Bệnh cốt hóa dây chằng dọc sau là nguyên nhân phổ biến nhất làm đốt sống cổ bị hẹp. Cụ thể: những dây chằng dọc sau nằm ở phía sau thân đốt sống cổ. Khi dây chằng bị thoái hóa, phần thoái hóa sẽ ngày một dày lên, làm bịt kín lòng các đốt sống cổ, dính vào màng tủy gây hẹp đốt sống cổ.

Ngoài ra, hẹp khe ống sống cổ cũng có thể bắt nguồn từ tình trạng đốt sống cổ bị thoái hóa. Tuy nhiên, hiện tượng này thường không có triệu chứng nên người bệnh thường vô tình phát hiện khi đi khám sức khỏe.

2.2 Do bẩm sinh, mắc một số bệnh khác

Bệnh hẹp ống sống cổ còn có thể gặp ở những người bị lệch đốt sống cổ bẩm sinh. Ở những người này, chỉ cần một tác nhân chèn ép cũng đủ khiến các đốt sống cổ càng bị hẹp lại, thậm chí bị biến dạng. Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể bắt nguồn từ bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc do khối u ở ống sống gây chèn ép cột sống.

3. Triệu chứng bệnh hẹp đốt sống cổ

vicare.vn-hep-dot-song-co-la-benh-gi-body-2
triệu chứng đau chân đi kèm với đau cột sống thắt lưng

Bạn có thể tham khảo những biểu hiện thường gặp của bệnh hẹp đốt sống cổ dưới đây để sớm phát hiện căn bệnh này:

  • Đau chân: triệu chứng đau chân đi kèm với đau cột sống thắt lưng, tê và thắt chặt chân chính là dấu hiệu nhận biết thường gặp nhất của bệnh hẹp đốt sống cổ. Người bệnh khi bị đau chân thường phải ngồi nghỉ trong vài phút để giảm đau. Hiện tượng đau chân thường diễn biến âm thầm và tăng dần mức độ nguy hiểm. Khi người bệnh đứng lâu hoặc đi bộ nhiều thì cơn đau sẽ tăng và kéo dài hơn.
  • Đau khi đi xe đạp: người bệnh bị hẹp ống sống cổ thường xuất hiện những cơn đau kéo dài, hay bị chuột rút ở chân và phần thắt lưng dưới khi đi xe đạp.
  • Hay bị tê và ngứa ran ở các chi: người bệnh hay có biểu hiện tê hoặc ngứa ran ở bàn chân, chân và cánh tay.
  • Bệnh nhân bị yếu chân, dễ té, ảnh hưởng nhiều tới việc đi lại.
  • Người bệnh hay bị đau mỏi cổ, hai cánh tay, bàn tay yếu đi, đau nhiều hơn khi chuyển động cổ.

Trên đây là những triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân hẹp đốt sống cổ. Nếu muốn chẩn đoán bệnh một cách chính xác, người bệnh nên đến các bệnh viện lớn để được các bác sĩ thăm khám trực tiếp. Việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa trên nguyên tắc đo lường kích thước trước và sau của đốt sống cổ.

4. Cách chữa trị hẹp đốt sống cổ

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, triệu chứng biểu hiện ở từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị hẹp ống sống cho phù hợp. Hiện có 2 phương pháp được áp dụng phổ biến là:

4.1 Vật lý trị liệu và dùng thuốc

Nếu bệnh nhân chưa có dấu hiệu tổn thương thần kinh, chưa có biểu hiện bệnh lý về tủy thì các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị như: kết hợp dùng thuốc với vật lý trị liệu. Những loại thuốc giảm đau, giãn cơ, kháng viêm,... sẽ được chỉ định dùng cho người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể kết hợp xoa bóp và tập theo các bài tập tốt cho vùng cổ để giảm nhẹ triệu chứng đau mỏi, khó chịu. Ngoài ra, các phương pháp điều trị không can thiệp dao kéo như siêu âm, sóng ngắn, kích thích điện, chiếu laser ngoài da, tiêm vùng cổ,... cũng được áp dụng cho bệnh nhân bị đau đốt sống cổ nhưng không bị tổn thương thần kinh.

4.2 Phẫu thuật cho bệnh nhân hẹp đốt sống cổ

Phẫu thuật sẽ được cân nhắc áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có thương tổn thần kinh trên lâm sàng như teo cơ, yếu liệt cơ, giảm hoặc mất cảm giác, có biểu hiện chèn ép tủy, đau nhiều,... Để trị bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ bản sống (cung sau) của đốt sống cổ. Việc này giúp tủy có không gian rộng hơn, không bị chèn ép khi cử động. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng tồn tại nhiều nguy hiểm, dễ gây gù, vẹo cổ, trật cổ,...

Hiện nay, các bác sĩ đến từ Nhật Bản và Mỹ đã thực hiện phương pháp điều trị bệnh hẹp đốt sống cổ bằng tạo hình bản sống. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là ghép thêm nguyên liệu để tăng độ rộng của đốt sống cổ - mở rộng không gian cho tủy sống, giúp đốt sống cổ không bị chèn ép để người bệnh nhanh khỏe lại.

Đặc biệt, ngoài việc mở rộng không gian cho tủy sống cổ, phương pháp phẫu thuật còn hàn cứng các vị trí cột sống không vững, ngăn chặn nguy cơ thương tổn cho tủy sống.

Từ thông tin được HoiBenh chia sẻ trên đây, hy vọng quý khách đã hiểu rõ về bản chất của bệnh hẹp đốt sống cổ và có được lựa chọn điều trị tốt nhất nếu không may mắc phải căn bệnh này.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau đốt sống cổ
  • 8 bài tập đơn giản trị thoái hóa đốt sống cổ
  • Bí quyết chặn đứng bệnh thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ