Hen suyễn nguy hiểm như thế nào?
Hen suyễn không còn là căn bệnh xa lạ với tất cả chúng ta. Người bị bệnh hen suyễn thường phải trải qua cuộc sống khó khăn hơn so với những người khác với tình trạng khó thở, ho, đau ngực xuất hiện thường xuyên.
Hen suyễn nguy hiểm như thế nào?
Nếu hen suyễn không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Dấu hiệu của hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh liên quan đến đường hô hấp. Khi đường hô hấp bị thu hẹp, sưng lên và có chất nhờn khiến bạn bị ho, khó thở hoặc thở khò khè trong thời gian dài thì điều này chứng tỏ rằng bạn đã bị hen suyễn.
Trên thực tế, hen suyễn thuộc bệnh mãn tính và không thể chữa được. Nhưng điều may mắn là người bệnh có thể kiểm soát được các “triệu chứng của hen suyễn”. Một số triệu chứng và dấu hiệu phổ biến của hen suyễn:
- Ho mãn tính, ho dai dẳng, mãi không dứt: Ho là một phản ứng thường thấy của cơ thể. Ho giúp đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên như: khói thuốc, bụi bẩn, khói xe,...ra bên ngoài. Cảm lạnh, cảm cúm thường khiến cơ thể bị ho. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài kèm theo triệu chứng khó thở, ho vào ban đêm do đường thở thu hẹp đột ngột thì đây chính là dấu hiệu điển hình của hen suyễn. Bạn cần đến thăm khám bác sĩ ngay.
- Khó thở, thở khò khè: Đây cũng là một dấu hiệu đặc trưng khác của hen suyễn. Không khí không thể đi qua phổi một cách bình thường và tạo ra âm thanh. m thanh mà chúng ta nghe được chính là tiếng thở khò khè.
- Hay hắng giọng giúp đẩy chất dịch nhầy bị mắc kẹt trong cổ họng và mũi ra bên ngoài. Màng nhầy đều có ở cổ họng, các xoang, mũi, khi bị kích thích nó sẽ tiết ra nhiều hơn.
Ngoài ra, bệnh hen suyễn còn gây nên một số biểu hiện mà bạn không nên xem thường như: mệt mỏi (do khó thở, nặng ngực mà không rõ nguyên nhân), khả năng thích nghi với trời lạnh kém (ho, cảm lạnh), dễ bị dị ứng (phấn hoa, món ăn lạ hoặc dị ứng vào thời điểm giao mùa).
Hen suyễn nguy hiểm như thế nào?
Như đã nói ở trên, hen suyễn không thể chữa khỏi được. Hen suyễn làm cơ thể khó thở, đau ngực, mệt mỏi, dị ứng, ho. Trên thực tế, hen suyễn sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Khi đó, những biến chứng xấu do hen suyễn gây ra sẽ xuất hiện:
- Tràn khí màng phổi: Tỷ lệ phần trăm người tràn khí màng phổi do hen suyễn gây ra không cao, chỉ 5%.
- Suy hô hấp là biến chứng thường thấy nhất của bệnh hen suyễn. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi, người tím tái, thậm chí phải thở bằng bình oxy. Nếu không được xử trý kịp thời, những cơn hen suyễn nặng có thể khiến người bệnh tử vong do ngạt thở. Ngay cả khi không vận động mạnh, thường xuyên nghỉ ngơi thì người bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi và xuống sức nghiêm trọng.
- Giãn phế đa năng tiểu thùy: hen phế quản kéo dài sẽ khiến các phế đa năng ở phế quản bị giảm sự co giãn, lâu ngày các cặn bã sẽ tích tụ dần dần gây ho, đờm nhiều. Dần dần, mặt mũi sẽ bị suy nhược, tím tái, xanh xao.
- Ngưng hô hấp do biến chứng của suy hô hấp kéo dài gây ra. Nguyên nhân là do lượng oxy lên não không đủ. Hậu quả: não bị tổn thương, bất tỉnh thậm chí là tử vong.
Bệnh nhân bị bệnh hen suyễn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để được thăm khám và điều trị theo đúng quy trình nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, việc kiểm soát những tác nhân gây hen suyễn như: phấn hoa, thức ăn, vật nuôi, môi trường ẩm thấp cũng cực kỳ cần thiết.
Xem thêm:
- Điều trị bệnh hen suyễn bằng thuốc nào?
- Người bệnh hen suyễn ăn gì và kiêng gì?
- Cách nào giúp phụ huynh nhận biết sớm bệnh hen suyễn ở trẻ để điều trị hiệu quả?