Hen phế quản ở trẻ em: Cách phòng ngừa và điều trị trong mùa đông

Hen phế quản là căn bệnh phổ biến, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 2 đến 10 tuổi. Mùa đông lạnh, thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện lý tưởng cho bệnh hen phế quản ở trẻ em phát triển .

Hen phế quản ở trẻ em: Cách phòng ngừa và điều trị trong mùa đông Hen phế quản ở trẻ em: Cách phòng ngừa và điều trị trong mùa đông

Hen phế quản là căn bệnh phổ biến, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 2 đến 10 tuổi. Mùa đông lạnh, thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện lý tưởng cho bệnh hen phế quản ở trẻ em phát triển .

Hen phế quản ở trẻ em là gì?

Do trẻ còn nhỏ, bố mẹ thường khó phát hiện ra các triệu chứng của hen phế quản. Các bé sơ sinh, bé mới biết đi có ống phế quản còn khá nhỏ và hẹp nên khi bị cảm lạnh hoặc các bệnh liên quan đến đường hô hấp sẽ khiến các ống phế quản này bị kích thích.

Hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp mãn tính, là tình trạng đường dẫn khí ở vòm họng bị viêm gây ra co thắt phế quản và nhạy cảm với nhiều dị nguyên khác nhau. Khi tiếp xúc với các dị nguyên, phế quản có thể bị phù nề, co thắt, có dịch nhầy nên gây ra tắc nghẽn ở phế quản khiến trẻ khó thở, ho và khò khè.

vicare.vn-hen-phe-quan-o-tre-em-cach-phong-ngua-va-dieu-tri-trong-mua-dong-body-1

Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bố mẹ cần lưu ý và kiểm soát ngay khi có những dấu hiệu khởi phát.

  • Xuất hiện khò khè từng cơn, thoáng qua, có thể do virus hoặc đổi mùa, dị ứng thời tiết... Cơn ho khò khè thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi.
  • Triệu chứng khò khè dai dẳng từng cơn bắt đầu xuất hiện cho đến khi trẻ ngoài 6 tuổi.
  • Các triệu chứng của hen phế quản điển hình: viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, có nhiều dịch nhầy mũi ... Cơn hen phế quản có tiếng rít cò cử, thường xuất hiện nửa đêm về sáng.
  • Hen phế quản không điển hình thường có biểu hiện như viêm đường hô hấp trên, tiếng thở khò khè, khi khám nghe phổi có tiếng ran rít, ran ngáy.

Ngoài các biểu hiện bên ngoài, trẻ em bị hen phế quản làm các xét nghiệm công thức máu sẽ thấy chỉ số bạch cầu ái toan tăng, trong trường hợp bệnh bị bội nhiễm, số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính cũng tăng lên. Hình ảnh chụp Xquang phổi thấy ứ khí phổi.

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây ra hen phế quản ở trẻ em, trong đó yếu tố môi trường, các yếu tố di truyền và hệ miễn dịch cùng với tình trạng viêm ống phế quản có thể là nguyên nhân gây ra hen phế quản ở trẻ nhỏ.

  • Yếu tố môi trường: bụi, phấn hoa, bọ nhà, lông của các con vật nuôi, mốc, khói thuốc lá hay than tổ ong ...
  • Yếu tố di truyền: trong gia đình có người mắc bệnh hen phế quản thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Hệ miễn dịch: bệnh thường xuất hiện ở các bé dị ứng do các tế bào miễn dịch không đủ khả năng giải phóng các chất để chống lại dị ứng với môi trường, thời tiết. Tuy nhiên, không phải các bé bị hen phế quản đều bị dị ứng.
  • Virus: 85 % các trường hợp trẻ nhỏ bị hen phế quản cấp tính có nguyên nhân do một số loại virus như virut cúm, Rhinovirus, Coronavirus hay virut hợp bào hô hấp RSV.
vicare.vn-hen-phe-quan-o-tre-em-cach-phong-ngua-va-dieu-tri-trong-mua-dong-body-2

Phác đồ điều trị hen phế quản ở trẻ nhỏ

Đối với những bé đã mắc hen phế quản, bố mẹ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh của bé.

Trẻ có thể sử dụng thuốc dạng hít để giãn khí quản để dễ thở, dùng thuốc kháng viêm để phòng ngừa viêm đường hô hấp. Nếu trẻ xuất hiện nhiễm trùng thứ cấp tiềm ẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để kiểm soát bệnh.

Dưới đây là một số phác đồ điều trị cho trẻ mắc hen phế quản; tuy nhiên, với mỗi thể trạng bệnh, việc điều trị cho trẻ cần được kiểm soát chặt chẽ bởi bác sĩ.

  • Đối với cơn hen nhẹ: khí dung Ventolin 0,05-0,15mg/cân nặng của trẻ. Liều dùng được nhắc lại sau 30 phút hoặc cho trẻ uống thuốc mở phế quản nhóm salbutamon như Ventolin, Solmux Broncho..., dùng Terbutaline sunphate để làm sạch mũi, thông thoáng đường thở bằng Sterimar, sofmer.
  • Trẻ có cơn hen vừa: bác sĩ sẽ cho trẻ khí dung kết hợp giữa ventolin làm mở phế quản với thuốc nhóm corticoid dạng phun sương như Flixotide, Pulmicort, hoặc Symbicort...
  • Đối với trẻ bị cơn hen nặng: kết hợp khí dung và thở oxy; trong trường hợp bội nhiễm bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Trẻ mắc cơn hen ác tính: Trẻ cần nhập viện ngay để thở oxy, khí dung hoặc tiêm thuốc giãn phế quản và corticoid. Nếu trẻ bị nặng hơn, bác sĩ có thể cần đặt nội khí quản và thở má để tránh các tình huống xấu xảy ra.

Phòng ngừa bệnh hen phế quản ở trẻ em

Bố mẹ trẻ nhỏ cần theo dõi và hiểu được thói quen hoạt động của trẻ. Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào cần hỏi bác sĩ, thăm khám sớm và loại bỏ các nguyên nhân khởi phát cơn hen phế quản như:

  • Không nuôi chó, mèo hoặc các vật nuôi khác trong nhà
  • Không hút thuốc lá gần trẻ nhỏ hoặc có khói thuốc trong nhà
  • Không sử dụng các loại xịt phòng, xịt côn trùng trong nhà hoặc tiếp xúc gần với trẻ
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói hương
  • Phòng ngủ của trẻ cần được thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ, duy trì không khí sạch và trong lành; không sử dụng thảm trong phòng trẻ; chăn, ga, gối của trẻ thường xuyên giặt sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh hen phế quản ở trẻ em
  • Hướng dẫn sử dụng thuốc xịt hen phế quản đúng cách
  • Hen phế quản kiêng ăn gì để cải thiện sức khỏe?