Hệ thống thải độc ngừa ung thư của cơ thể vận hành như thế nào?
Cơ thể đã được trang bị để tự nó có thể loại bỏ độc tố. Gan và thận của chúng ta- nếu khỏe mạnh, có thể làm rất tốt công việc thải độc mỗi ngày.
Hệ thống thải độc ngừa ung thư của cơ thể vận hành như thế nào?
Thực trạng về độc tố bủa vây sức khỏe con người
Cơ thể của bạn có thể tích lũy các độc tố tự nhiên và nhân tạo khi bạn tiêu hóa thức ăn, nước uống hay ngay cả khi bạn hít thở. Các khí gây ô nhiễm môi trường như ozone và NO2 có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe- từ viêm đường hô hấp đến ung thư, theo EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ).
Theo cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), trong nước ô nhiễm tồn tại các chất nguy hiểm như: arsen- được biết là một tác nhân gây ung thư, và chì- có liên quan đến các rối loạn về thần kinh. Theo Hiệp hội Hóa học Hoàng gia, thậm chí hoa quả và các loại rau hữu cơ cũng không an toàn tuyệt đối bởi vì chúng có thể chứa vi khuẩn E.coli và salmonella, có thể gây ra nhiều bệnh lý cấp tính.
Mỗi giây cơ thể của chúng ta phải chống chọi với sự tấn công của 35.000 gốc tự do sinh ra từ quá trình chuyển hóa và sự tác động của các yếu tố môi trường như tia UV, hóa chất độc hại, ô nhiễm bức xạ, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, căng thẳng tâm lý... Những gốc tự do này sẽ tấn công cấu trúc tế bào và làm tổn thương DNA dẫn đến nhiều vấn đề như lão hóa và các bệnh lý khác nhau, đặc biệt là ung thư.
Hệ thống thải độc của cơ thể vận hành như thế nào?
Theo Giáo sư Stella L. Volpe, Giáo sư Sinh bệnh học và Sinh học tế bào, kiêm chủ tịch Phòng khoa học Dinh dưỡng tại đại học Drexel, Philadenphia, cơ thể đã được trang bị để tự nó có thể loại bỏ độc tố.
Cơ quan đóng vai trò chính trong quá trình thải độc là gan. Tất cả những gì bạn ăn hoặc hít vào, đều được hấp thu vào máu rồi đến gan- cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể.
Theo viện Chất lượng và Hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe của Đức, cơ thể dựa vào gan để như thanh lọc, chuyển hóa và làm sạch độc tố hoặc các chất không cần thiết.
Ở những người khỏe mạnh, gan không phải nơi lưu chứa độc tố. Hơn nữa, gan chuyển các hóa chất độc hại thành các chất thân nước hơn để có thể đào thải ra ngoài theo đường mồ hôi hoặc đường nước tiểu.
Để chuyển hóa các chất độc hại thành chất thân nước hơn, gan phải sử dụng một số phân tử để gắn vào chất độc, điều này giống như khi ta dùng xà phòng để giặt quần áo, xà phòng giúp hòa tan vết bẩn vào nước, giúp vết bẩn dễ rửa trôi và quần áo lại sạch như mới. Ở gan, “xà phòng” được gọi là các chất liên hợp, một trong những chất liên hợp để giúp gan “làm sạch” độc tố chính là Glutathione.
Ngoài ra khi tại các tế bào cơ thể, rất cần sự có mặt của chất Glutathione này, nó có vai trò là “thuyền trưởng” hệ thống thải độc, chất có mặt trong từng tế bào của cơ thể với nhiệm vụ vô cùng quan trọng: dọn dẹp gốc tự do.
Bởi vì GSH có thể tập trung trong tế bào với nồng độ cao gấp hàng nghìn lần so với các chất chống oxi hóa khác, nên nó có vai trò như một vệ sĩ, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do.
Sự thiếu hụt GSH liên quan đến nhiều bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, tim mạch, parkinson, Alzheimer, suy giảm miễn dịch, lão hóa nhanh... và trên 200 vấn đề sức khỏe khác.
Thải độc đúng cách chính là kích hoạt hệ thống thải độc cơ thể
Trào lưu thải độc, thanh lọc cơ thể qua đường ruột bằng chế độ ăn chỉ dùng nước hoa quả hỗn hợp, nhịn ăn... đã từng có lúc trở thành kim chỉ nam cho những người muốn thanh lọc cơ thể, giảm cân...
Tuy nhiên, vào năm 2011, các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgetown tiến hành đánh giá toàn diện các tài liệu y khoa và thấy việc làm sạch ruột hoàn toàn không có được sự hỗ trợ từ các bằng chứng khoa học. Trong thực tế, làm sạch ruột kết có thể có hại nhiều hơn là lợi.
“Ruột non là ngôi nhà của nhiều vi khuẩn. Chúng là bạn của chúng ta và bảo vệ chúng ta. Khi chúng ta làm tổn thương những vi khuẩn này- ví dụ như bằng kháng sinh- thì các vi khuẩn xấu- như Clostridium difficile [vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng], có thể xâm nhập và gây bệnh”, Tiến sĩ Michael Gershon, nói.
Còn theo Giáo sư Stella L. Volpe, chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc những phương pháp vừa-được-gọi-tên trên đây là thực sự tốt cho sức khỏe.
Theo Tiến sĩ Michael Gershon, uống nước ép trái cây hoặc trải qua một liệu trình làm sạch ruột sẽ không giúp cơ thể loại bỏ độc tố một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Hơn thế, giảm đột ngột lượng thức ăn đưa vào cơ thể qua việc nhịn ăn hoặc hoặc chế độ ăn kiêng khắc nghiệt có thể làm cho các hệ thống trong cơ thể phải gánh chịu nhiều căng thẳng. Ngất xỉu là một nguy cơ nghiêm trọng cho những ai đang nhịn ăn.
Trong khi đó, năm 1992, các nhà khoa học thuộc trường đại học Y Johns Hopkin đã tìm ra một hoạt chất có khả năng tăng tổng hợp Glutathione nội sinh lên 240%, được đặt tên là BroccoRaphanin chiết xuất từ hạt bông cải xanh hữu cơ 3-5 ngày tuổi. Và đã được cấp bằng sáng chế mang số hiệu US 2008/0131578 A1 tại Hoa Kì.
BroccoRaphanin đóng vai trò như một “bộ siêu nạp”, có khả năng kích hoạt các gen để tổng hợp GSH, nhờ đó, tăng cường khả năng thải độc của chính cơ thể lên nhiều lần. Điều này một lần nữa đã chứng minh cho câu nói của TS Gershon: “Cơ thể đã được trang bị để tự nó có thể loại bỏ độc tố”, điều chúng ta cần làm là kích hoạt cơ chế thải độc bên trong cơ thể.
BroccoRaphanin trở thành nguồn nguyên liệu quý được FDA chứng nhận và Tập đoàn Frutarom Thụy Sĩ phân phối (top 5 tập đoàn phân phối nguyên liệu ngành dược phẩm và dinh dưỡng lớn nhất thế giới). Hoạt chất này đã được hơn 20 quốc gia, trong đó, Việt Nam có Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI ứng dụng sản xuất sản phẩm thải độc tế bào chuyên biệt.
Nguồn: Dân Trí