Hãy coi chừng sức khỏe nếu bạn mắc bệnh viêm màng ngoài tim

“Chào bác sĩ, tôi 40 tuổi và được chẩn đoán mắc bệnh viêm màng ngoài tim, vậy bác sĩ có thể cung cấp thông tin chi tiết căn bệnh và nơi khám chữa bệnh tốt được không? Cảm ơn bác sĩ.” (Tuyết Nhung) Câu hỏi của bạn đã được chuyển tới bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, trung tâm Tim mạch

Hãy coi chừng sức khỏe nếu bạn mắc bệnh viêm màng ngoài tim Hãy coi chừng sức khỏe nếu bạn mắc bệnh viêm màng ngoài tim

“Chào bác sĩ, tôi 40 tuổi và được chẩn đoán mắc bệnh viêm màng ngoài tim, vậy bác sĩ có thể cung cấp thông tin chi tiết căn bệnh và nơi khám chữa bệnh tốt được không? Cảm ơn bác sĩ.”

(Tuyết Nhung)

Câu hỏi của bạn đã được chuyển tới bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, trung tâm Tim mạch - bệnh viện Đa khoa Quốc tế Times City.

Trước hết, viêm màng ngoài tim là căn bệnh phổ biến và thường để lại rất nhiều biến chứng cho bệnh nhân.

1. Viêm màng ngoài tim là gì?

1.1. Màng ngoài tim

Màng ngoài tim có vai trò như một chiếc túi bao quanh tim. Thông thường, màng ngoài tim sẽ chứa từ 20-30 ml dịch, giúp cho màng trượt lên nhau mà không tạo ra tiếng. Công dụng của màng là giữ tim cố định trong lồng ngực và bôi chất dịch cho tim hoạt động trơn tru.

1.2. Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là tình trạng vôi hóa, xơ hóa dày lên dính vào màng ngoài tim, làm cho màng bị viêm sưng, bệnh có thể cấp tính (dưới 6 tuần), bán cấp và mãn tính (trên 6 tháng) tùy thuộc vào cơ thể mỗi người.

vicare.vn-hay-coi-chung-suc-khoe-neu-ban-mac-benh-viem-mang-ngoai-tim-body-1
Màng ngoài tim phải chứa quá nhiều chất dịch dẫn việc dày lên, thắt chặt lấy tim (Ảnh: Internet)

Khi bệnh nhân mắc viêm màng ngoài tim, lớp màng sẽ mỏng dần và làm cho tim bị siết chặt lại, gây ra triệu chứng chính là đau ngực, tiếng tim đập thay đổi so với thông thường. Ngoài ra, người bệnh có thể bị giảm dòng máu đi ra từ tim do dịch đọng nhiều trong màng gây áp lực trong buồng tim khiến tim không bơm đầy máu. Trường hợp bệnh nặng có thể làm giảm huyết áp sâu và tử vong.

2. Các nguyên nhân gây bệnh viêm màng ngoài tim

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng ngoài tim cũng rất đa dạng. Những người mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, chấn thương, bệnh sau xạ trị...đều có thể mắc phải căn bệnh này.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, viêm màng ngoài tim được chia thành các nhóm sau:

  • Viêm màng ngoài tim do nhiễm trùng: Các ký sinh trùng, nấm gây bệnh, virus, và vi khuẩn lao đều gây nhiễm trùng dẫn tới màng ngoài tim bị viêm. Các biến chứng do áp xe gan, phổi, thực quản bị vỡ cùng sẽ làm tràn mủ ở màng tim.
  • Viêm màng ngoài tim không do nhiễm trùng: Các yếu tố tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm nút quanh động mạch cũng gây bệnh viêm màng ngoài tim. Ngoài ra còn do các bệnh ung thư di căn, đặc biệt là từ phổi, phế quản, ung thư vú,..Việc bệnh nhân mắc nhồi máu cơ tim, rối loạn chuyển hóa (tăng urê máu) cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm màng ngoài tim không do nhiễm trùng.
  • Viêm màng ngoài tim do miễn dịch: các bệnh thấp tim, bệnh mô liên kết dẫn tới màng tim viêm sưng.
vicare.vn-hay-coi-chung-suc-khoe-neu-ban-mac-benh-viem-mang-ngoai-tim-body-2
Bệnh lao có thể dẫn tới viêm màng ngoài tim (Ảnh: Internet)

3. Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh viêm màng ngoài tim

Nếu bạn đang mắc các bệnh là nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim, bạn cần để ý đến những dấu hiệu báo hiệu bệnh của cơ thể. Lúc đầu, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, ngất xỉu, không thể cố sức, tiếp theo là dấu hiệu suy tim trái như khó thở khi làm việc nặng và khi ngủ.

Đến giai đoạn bệnh tiến triển nặng, các dấu hiệu bệnh suy tim sẽ càng rõ rệt hơn như căng tức bụng, cổ trướng, phù ngoại biên. Đây là do màng ngoài tim dày lên và cứng lại, thắt chặt tim.

Ngoài biểu hiện trên, bệnh viêm màng ngoài tim còn làm sưng chân, nặng bụng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm do tim bị chèn ép bởi quá nhiều chất dịch từ màng ngoài tim. Bệnh nhân sẽ có tĩnh mạch cổ nổi lên, nghe thấy tim mờ do màng ngoài tim quá dày.

Bệnh nhân mắc bệnh viêm màng ngoài tim có thể bị sung huyết phổi và tràn dịch màng phổi. Các biểu hiện của bệnh xơ gan như bụng cổ trướng, phù chân và phù toàn thân và màng tim chà xát tạo tiếng ồn lớn.

4. Điều trị và phòng ngừa căn bệnh viêm màng ngoài tim

vicare.vn-hay-coi-chung-suc-khoe-neu-ban-mac-benh-viem-mang-ngoai-tim-body-3
Bệnh nhân có thể phẫu thuật để cải thiện chứng bệnh (Ảnh: Internet)

4.1. Điều trị

Những bệnh nhân ở mắc bệnh ở giai đoạn đầu có thể được tư vấn điều trị nội khoa bảo tồn. Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc lợi tiểu và xây dựng thực đơn dinh dưỡng hạn chế các món ăn chứa muối. Biện pháp này nhằm giảm áp lực tĩnh mạch ngoại vi và tĩnh mạch phổi.

Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện muộn hơn, cách điều trị chuẩn nhất chính là phẫu thuật cắt màng ngoài tim. Trên 90% số bệnh nhân trải qua phẫu thuật có cơ hội cải thiện đáng kể.

4.2. Phòng bệnh

Để phòng tránh bệnh, bạn cần loại trừ các nguyên nhân gây bệnh từ những bệnh nhiễm trùng, bệnh do miễn dịch khác. Bạn nên đi khám khi có biểu hiện của các bệnh lao, nấm, ký sinh trùng và vi khuẩn và điều trị tận gốc bệnh. Các bệnh như lupus ban đỏ, tăng urê máu và thấp tim cũng phải chữa trị để tránh dẫn tới viêm màng ngoài tim. Bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật tim, xạ trị, chấn thương, ung thư cần phải được theo dõi tình hình thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Viêm màng ngoài tim là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tim và dẫn tới tử vong cho người bệnh. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực luôn rất cần thiết. Hãy đến ngay các bệnh viện VINMEC trên toàn quốc để được đội ngũ chuyên gia tim mạch hàng đầu chẩn đoán bệnh cho bạn. Chúng tôi luôn cam kết và đảm bảo cung cấp cho người bệnh dịch vụ khám chữa hài lòng nhất. VINMEC luôn sẵn sàng đồng hành chăm sóc sức khỏe cho bạn.

Xem thêm:

  • Đau ngực, khó thở: Cảnh giác bệnh viêm màng ngoài tim
  • Thông tin cần biết về bệnh viêm màng ngoài tim
  • Viêm cơ tim: Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh