Hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì?

Chuột rút là một tình huống phổ biến thường gặp trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Chuột rút có thể gặp khi bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi lái xe hoặc thậm chí là khi bạn ngủ. Vậy tình trạng hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì? Sau đây, mời bạn đọc cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời ngay dưới bài viết này.

Hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì? Hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì?

Chuột rút là một tình huống phổ biến thường gặp trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Chuột rút có thể gặp khi bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi lái xe hoặc thậm chí là khi bạn ngủ. Vậy tình trạng hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì? Sau đây, mời bạn đọc cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời ngay dưới bài viết này.

Chuột rút là gì?

Chuột rút được hiểu là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Tuy mọi bắp thịt trên cơ thể đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút rất gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe. Ngoài ra trường hợp hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ cũng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi vào mỗi sáng thức dậy.

Tình trạng hay bị chuột rút (miền Nam gọi là vọp bẻ) thường xảy ra khi chúng ta vận động quá sức. Những đối tượng được liệt kê dễ bị chuột rút là: vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng, phụ nữ mang thai... Lao động, tập luyện, trèo đèo leo dốc với cường độ cao, tình trạng cơ thể bị mất nước, mất muối... đều dễ bị chuột rút.

vicare-hay-bi-chuot-rut-bap-chan-khi-ngu-la-benh-gi-body-1

Hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì?

Lý giải thắc mắc “Hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì?”, các nhà chuyên môn cho rằng, do ban ngày lao động nặng nhọc bị mệt mỏi hoặc đứng lâu trên nền cứng, do cơ bắp không hoạt động, căng thẳng thì ban đêm thường hay bị chuột rút. Hơn nữa, việc nằm lâu một tư thế khi ngủ hay do chỗ nằm ngủ chật chội, cơ thể không được co duỗi thoải mái cũng sẽ gây xảy ra chứng co cứng cơ hay chính là chuột rút.

Trường hợp hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá lâu thì đây là một cảnh báo để bạn chú ý đến sức khỏe bản thân mình hơn cũng như tìm hiểu những giải pháp để khắc phục tình trạng này một cách sớm nhất.

Nguyên nhân chủ yếu gây chuột rút

Vào năm 2012, tờ “American Family Physician” đã nghiên cứu nguyên nhân gây chuột rút vào ban đêm ở người trưởng thành và phát hiện ra nhiều yếu tố gây chuột rút. Những người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, phó giáo sư Scott Garrison đến từ trường đại học Alberta đã tổng kết những nguyên nhân có thể gây chuột rút như sau:

Lạnh chân

Vào mùa hè quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào chân, mùa đông nửa đêm trời trở lạnh, hoặc không đắp chăn đều dễ gây lạnh chân. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ.

Vận động quá sức

Khi vận động quá sức sẽ khiến cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Đặc biệt, khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, khi tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo sẽ khiến chân bị chuột rút.

Mất nước, mất cân bằng chất điện giải

Phơi nắng lâu mà không kịp bổ sung nước hoặc đổ mồ hôi khi vận động, cơ thể bị mất quá nhiều nước và chất điện giải. Một tình trạng khác là do bình thường ít uống nước, cơ thể thiếu nước nên ban đêm sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, thường xuyên uống trà lợi tiểu, cà phê cũng sẽ khiến cơ thể thiếu nước, mất cân bằng chất điện giải.

Tuần hoàn máu kém

Khi bạn quỳ lâu hoặc đứng lâu sẽ gây ép lên các cơ bắp và mạch máu. Một nguyên nhân khác là khi ngủ thường xuyên để cong chân, cơ bắp ở bắp chân khá ngắn, không được duỗi ra, duy trì tư thế này lâu, khi cử động nhẹ sẽ khiến bạn hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ. Phụ nữ mang giày cao gót cả ngày, mũi giày nhọn ép lên ngón chân cũng có thể xuất hiện tình trạng các ngón chân lần lượt bị chuột rút.

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng

Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi, magie và ion kali... sẽ gây mất cân bằng chất điện giả cũng chính là nguyên nhân gây ra chuột rút.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có tỉ lệ bị chuột rút khá cao do tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải, sức nặng của thai nhi khiến tuần hoàn máu ở chân kém. Ngoài ra, hoocmon của phụ nữ sẽ thay đổi trong thời kỳ mang thai, cần khá nhiều canxi, bổ sung không đủ dinh dưỡng sẽ đến đến hạ canxi trong máu. Chính các nguyên nhân này đều có thể gây chuột rút.

vicare-hay-bi-chuot-rut-bap-chan-khi-ngu-la-benh-gi-body-2

Mắc các bệnh về thận

Các bệnh nhân lọc thận không thể chuyển hóa chất dư thừa trong cơ thể một cách bình thường được. Ở cơ thể bình thường, quá trình chuyển hóa thường xảy ra trong vòng 24 giờ, nhưng các bệnh nhân lọc thận phải mất 2-3 ngày, các chất điện giải trong cơ thể thay đổi liên tục có thể sẽ gây ra chuột rút. Rối loạn nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp cũng sẽ gây rối loạn chuyển hóa chất điện giải. Những người bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường.... Đều dễ bị sự thay đổi nhiệt độ tác động đến tuần hoàn máu và dẫn đến chuột rút. Ngoài ra, đau thần kinh tọa, đau thần kinh cột sống và các bệnh về thần kinh cũng có thể bị chuột rút.

Tâm trạng căng thẳng, lo lắng

Tâm trạng căng thẳng, lo lắng cũng có thể dẫn đến chuột rút, nó có thể khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.

Giải pháp hiệu quả nhất khi bị chuột rút bắp chân

Kéo căng chân

Hãy cố gắng kéo căng chân khi bị chuột rút tấn công. Bạn chỉ cần thực hiện chuyển động đơn giản như đứng đối diện với một bức tường, chạm tay vào đó giữ thăng bằng và đưa chân ra phía sau để kéo căng.

Massage

Nếu bạn đang ở cùng ai đó, hãy nhờ họ massage khu vực bị chuột rút. Điều này có thể làm giảm bớt sự đau đớn và ngăn chặn việc hình thành các cơn chuột rút tiếp theo.

vicare-loi-dia-dem-la-gi-co-chua-duoc-khong-body-3

Thư giãn

Việc thư giãn giữa cơn đau chuột rút nghe có vẻ khó khăn và bất khả thi nhưng lại mang đến nhiều tác dụng. Nhiều người thường trở nên căng thẳng và theo bản năng sẽ cố gắng chống lại chứng chuột rút, nhưng điều này đôi khi có thể làm cho tình hình càng tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy thử để cho bắp chân thư giãn một chút cơn đau sẽ biến mất ngay sau đó.

Sử dụng nhiệt

Sử dụng túi chườm nóng chườm vào khu vực bị chuột rút cũng có thể khiến cơn đau giảm đi nhanh chóng hơn.

Gập cong ngón chân

Đây là cách đơn giản để giúp chống lại chứng chuột rút đó là làm ngón chân của bạn cong lên ngay khi chuột rút xảy ra. Gập cong ngón chân của bạn lại và giữ tư thế đó một vài giây, cơn đau sẽ biến mất nhanh chóng.

Đi bằng gót chân

Bạn có thể cảm thấy ngớ ngẩn nhưng việc đi bộ bằng gót chân có thể giải thoát bạn khỏi những cơn đau. Việc này có thể làm cải thiện lưu lượng máu đến bắp chân, làm chứng chuột rút nhanh kết thúc.

Một số cách ngăn ngừa chuột rút bắp chân hiệu quả

Các bác sĩ nhắc nhở rằng, nếu tình trạng chuột rút xảy ra liên tục thì cần đánh giá kĩ lưỡng và căn cứ theo các nguyên nhân dự phòng chuột rút. Sau đây là một số cách ngăn ngừa chuột rút bắp chân hiệu quả để bạn tham khảo:

  • Giữ ấm cho chân khi đi ngủ, mùa hè nên dời quạt hoặc máy lạnh không cho thổi trực tiếp vào chân, mùa đông nên đắp chăn bông hoặc mang tất chân. Khi thời tiết lạnh nên ngâm chân trong nước nóng trước khi đi ngủ.
  • Uống thức uống dành riêng cho lúc vận động để bổ sung nước và chất điện giải bị mất đi khi vận động mạnh, sau vận động nên ăn uống để bổ sung năng lượng.
  • Thường xuyên hấp thu đủ các khoáng chất (canxi, magie) trong thực phẩm, bao gồm sữa, yogurt, rau củ quả có màu xanh, các loại đậu, hạt cứng, lúa mì nguyên cám. Có thể dùng cam, rau cần, chuối để bổ sung các chất điện giải.
  • Trước khi đi ngủ hãy thử kéo dãn và mát xa nhẹ phần chân, tránh vận động quá mạnh. Bình thường hãy cố gắng đừng để chân ở một tư thế cố định hoặc duy trì tư thế không tốt quá lâu.
  • Đừng dùng quá nhiều các loại cà phê, trà hoặc các loại thuốc có thành phần giúp dụng lợi tiểu.

Nếu lâu lâu bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại. Nhưng nếu bạn bị chuột rút thường xuyên, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.

Xem thêm:

  • Làm gì khi bị chuột rút
  • Chuột rút khi mang thai những tháng cuối có nguy hiểm không?
  • Chứng chuột rút - Dấu hiệu của nhiều bệnh