Hậu quả của chứng táo bón kéo dài và cách điều trị hiệu quả

Rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón kéo dài là triệu chứng thường gặp nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ để lại những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cùng Vicare tìm hiểu hậu quả của chứng táo bón kéo dài.

Hậu quả của chứng táo bón kéo dài và cách điều trị hiệu quả Hậu quả của chứng táo bón kéo dài và cách điều trị hiệu quả

Rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón kéo dài là triệu chứng thường gặp nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ để lại những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1. Vì sao có hiện tượng táo bón kéo dài?

Theo các chuyên gia, nếu đi tiêu ít hơn 3 lần/ tuần thì bạn đang đối diện với nguy cơ táo bón rất cao. Nó cho thấy đường ruột đang có vấn đề, quá trình chuyển hóa thức ăn chậm, chất thải tích tụ lâu ngày trong ruột già, nén chặt phân trong trực tràng và đào thải qua hậu môn rất khó khăn.

Táo bón kéo dài còn được gọi là táo bón mạn tính thường do chủ quan không điều trị dứt điểm từ giai đoạn táo bón khởi phát. Ngoài ra các nguyên nhân sau khiến tình trạng táo bón kéo dài có thể hình thành:

  • Chế độ ăn: thiếu chất xơ trầm trọng, ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thức ăn khó tiêu. Uống nhiều rượu, bia, chất kích thích.
  • Nín đi tiêu: do cảm giác đau từ táo bón gây ra nên nhiều người sợ phải đi tiêu, ngăn sự đào thải của phân ra ngoài khiến hiện tượng táo bón càng nặng hơn.
  • Tình trạng tâm lý căng thẳng kéo dài: do áp lực công việc, tinh thần căng thẳng nên nhiều người thường bỏ qua việc đại tiện. Cộng với thói quen ngồi một chỗ trong thời gian dài khiến cho chứng táo bón kéo dài hành hạ bạn thường xuyên hơn.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: khi sử dụng thuốc điều trị các bệnh trầm cảm, động kinh, thuốc bổ sung sắt, thuốc antacid có thành phần chứa nhôm như amphojel, basaljel, ...
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng: kích thích gây nên cảm giác muốn đi tiêu tạo nên chu kỳ đại tiện bất thường. Sử dụng quá nhiều chất kích thích nhuận tràng khiến cho phản xạ của hệ tiêu hóa kém đi, dễ lờn thuốc và nếu không dùng thuốc thì không thể đi đại tiện.
  • Phụ nữ trong giai đoạn trong và sau mang thai (đặc biệt là thai kỳ giai đoạn cuối): một số trường hợp có khả năng mắc chứng táo bón kéo dài do một số thay đổi, tác động khi có bầu và sau khi sinh con.
vicare.vn-hau-qua-cua-chung-tao-bon-keo-dai-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-1
Táo bón kéo dài có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em

2. Hệ lụy của chứng táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài không chỉ đơn thuần gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn là tác nhân âm thầm dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng sau:

Bệnh trĩ:

Trĩ là bệnh lý gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Trĩ nội thường có hiện tượng chảy máu trong khi trĩ ngoại có biểu hiện đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Một trong những điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ hình thành là do táo bón kéo dài. Đó là do sự căng giãn quá mức các tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn (còn được gọi là đám rối tĩnh mạch) trong quá trình đi tiêu. Người bị chứng táo bón kéo dài thường có thói quen rặn mạnh, làm gia tăng áp lực ở bụng. Phân ngày càng rắn cản trở lưu thông máu từ tĩnh mạch trong hậu môn và trực tràng. Kết quả có thể tạo ra trĩ nội, trĩ ngoại hoặc cả hai.

Sa hậu môn:

Nhiều người còn quen gọi là bệnh sa trực tràng (trực tràng chạy ra khỏi vị trí và chui qua hậu môn ra ngoài). Có hơn 50% bệnh nhân bị sa trực tràng là do hậu quả của táo bón kéo dài. Việc rặn khi đi đại tiện, tạo áp lực lên ổ bụng nhiều đã gia tăng nguy cơ bị sa trực tràng, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Bệnh nhân cảm thấy thiếu tự tin do rò rỉ chất nhầy từ hậu môn, đau kèm theo chảy máu, ngứa.

Nứt kẽ hậu môn

Khối phân trở nên rắn và cứng do táo bón kéo dài khi đi qua hậu môn dễ để lại những vết nứt hoặc rách xung quanh hậu môn. Thời gian đại tiện kéo dài, rặn nhiều làm hậu môn bị nóng rát, có thể chảy máu dính theo phân. Những vết nứt kẽ hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Một số trường hợp không can thiệp đúng cách sẽ dẫn đến áp xe, phải phẫu thuật để loại bỏ chất dịch mủ. Tình trạng nứt kẽ hậu môn sẽ tự thuyên giảm nếu táo bón kéo dài được giải quyết.

Táo bón kéo dài khiến cho chức năng của ruột già bị suy yếu, dãn ra và tăng nguy cơ thủng ruột.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa ung thư đại trực tràng, suy thận mạn tính và táo bón kéo dài. Theo đó, những người bị táo bón kéo dài có tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 1,6 lần so với những người không bị táo bón. Nguyên nhân là do trong phân của người bệnh có hàm lượng độc tố gây ung thư như lithocholic acid, deoxycholic acid và phức hợp nitroso. Đồng thời cần phải theo dõi chặt chẽ chức năng thận ở bệnh nhân bị táo bón kéo dài.

3. Một số mẹo cải thiện chứng táo bón kéo dài

Bạn có thể giảm triệu chứng khó chịu của táo bón kéo dài bằng một số cách dưới đây:

  • Ăn các loại thực phẩm có tính mát, nhuận tràng. Bao gồm các loại rau: mồng tơi, rau đay, khoai lang, rau má, đậu bắp, rau cần, ... Những loại củ quả như bí đỏ, dưa leo, khoai tây, khoai mỡ, củ cải trắng. Tăng cường ăn trái cây: đu đủ, thanh long, chuối, táo, lê, ... bởi chúng chứa nhiều enzym kích thích tiêu hóa. Các loại ngũ cốc mè, đậu xanh, gạo lứt, đậu đỏ sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón kéo dài.
vicare.vn-hau-qua-cua-chung-tao-bon-keo-dai-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-2
Khoai lang giúp cải thiện tình trạng táo bón kéo dài
  • Tăng nhu động ruột bằng cách xoa bụng dưới (đặc biệt là hai bên xương cụt đến ngang eo lưng). Nên thực hiện sau mỗi bữa ăn để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Kiên trì tập luyện, vận động cơ thể bằng cách hít thở bằng bụng, chạy chậm, đi bộ, ... Bạn cũng có thể thực hiện động tác đạp xe bằng cách nằm ngửa và co hai chân lên cao, sau đó tưởng tượng đang đạp xe.
  • Uống nhiều nước ấm và nên đi bộ khoảng vài phút ngay khi vừa thức dậy buổi sáng để hệ tiêu hóa được “bôi trơn” hoạt động, dễ đi đại tiện hơn.
  • Chỉ nên ăn khi đói và hạn chế tối đa các loại thức uống có chất kích thích (trà, cà phê, bia, rượu, ...)
  • Tạo thói quen đại tiện vào một giờ nhất định.
  • Giảm căng thẳng để quá trình chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn.
  • Kết hợp thêm một số loại thuốc Đông y, bài thuốc dân gian cũng có tác dụng giảm táo bón kéo dài như vừng đen, thầu dầu, bồ kết, lô hội, rễ cây đại hoàng, hạt thảo quyết minh, mạch môn, mật ong, lá cây phan tả diệp, ...

4. Phòng tránh táo bón kéo dài như thế nào để không tái phát

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chất xơ có nhiều trong rau, củ quả đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống táo bón kéo dài. Bạn nên bổ sung chất xơ với liều lượng thích hợp và duy trì trong mỗi bữa ăn hàng ngày để giúp phân mềm hơn, thải ra ngoài hậu môn một cách dễ dàng.

Cần tránh xa trạng thái tinh thần căng thẳng, áp lực kéo dài vì điều này không tốt cho hệ tiêu hóa và tâm lý. Biết cách sắp xếp và cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. Nên ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ để cơ thể khỏe mạnh.

Uống nhiều nước

Nước giúp hòa tan chất xơ một cách tốt nhất. Mỗi ngày nên uống từ 6 – 8 ly nước (hoặc tùy thuộc vào cơ địa, thời tiết, ...) để thanh lọc và làm sạch đường ruột. Thời điểm uống nước tốt nhất cho cơ thể sáng sớm khi mới thức dậy, giữa buổi sáng, sau khi ăn và sau mỗi lần đi tiểu.

Duy trì việc tập luyện thể dục mỗi ngày

Đừng ngồi một chỗ quá lâu, lười vận động vì điều này không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Hãy tham gia vào những buổi tập yoga, bơi lội, đạp xe, ... để cơ thể được dẻo dai, tăng kích thích chức năng đường ruột. Mỗi ngày chỉ cần dành 30 phút là bạn đã phòng tránh được rất nhiều bệnh tật, trong đó có chứng táo bón kéo dài.

Khám sức khỏe định kỳ

Việc khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp bạn phát hiện sớm táo bón giai đoạn khởi phát nhằm điều trị ngay từ đầu mà còn chủ động phòng tránh một số bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, hãy dành thời gian đến bệnh viện uy tín, chất lượng để kiểm tra sức khỏe từ 3 – 6 tháng/ lần.

Xem thêm:

  • Cách điều trị chứng táo bón tại nhà
  • Những cách trị táo bón cho người lớn cực hiệu quả