Hapacol là loại thuốc gì? Liều dùng như thế nào?

Sốt, cảm cúm nói chung đang là vấn đề chung của nhiều người trong thời tiết chuyển mùa hiện nay. Trong số nhiều loại thuốc hạ sốt và điều trị cảm cúm, Hapacol là một lựa chọn lý tưởng. Vậy cụ thể hơn, Hapacol là loại thuốc gì và có liều dùng ra sao?

Hapacol là loại thuốc gì? Liều dùng như thế nào? Hapacol là loại thuốc gì? Liều dùng như thế nào?

Sốt, cảm cúm nói chung đang là vấn đề chung của nhiều người trong thời tiết chuyển mùa hiện nay. Trong số nhiều loại thuốc hạ sốt và điều trị cảm cúm, Hapacol là một lựa chọn lý tưởng. Vậy cụ thể hơn, Hapacol là loại thuốc gì và có liều dùng ra sao?

1. Tìm hiểu về thuốc Hapacol 150

Hapacol 150 là một loại thuốc kê đơn phổ biến với tác dụng chính là giảm đau – hạ sốt cho trẻ em. Thông thường, bác sỹ sẽ kê Hapacol 150 cho các đối tượng trẻ em:

  • Bị cảm cúm, cảm lạnh thông thường.
  • Sốt mọc răng.
  • Nhiễm khuẩn và nhiễm siêu vi.
  • Sốt sau tiêm phòng, sau phẫu thuật.
  • Sốt xuất huyết.

Thành phần của Hapacol 150

Hapacol 150 có thành phần chính là Paracetamol kết hợp một số tá dược khác như đường trắng, PVP, acid nitric dạng muối khan, aspartam, PVP, natri bicarbonat, mannitol, màu sunset yellow và bột hương cam, liều lượng vừa đủ 1 gói 150mg.

Liều lượng hợp lý

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé, bạn cần phải đảm bảo về liều lượng cũng như cách sử dụng.

Về liều lượng:

  • Thông thường, liều lượng cho mỗi lần sử dụng dao động khoảng 10 – 15mg/kg thể trọng. Đối với trẻ em từ 1 – 3 tuổi, mỗi lần nên uống 1 gói.
  • Mỗi ngày uống không quá 5 lần và mỗi lần thuốc cách nhau ít nhất 6 tiếng.
  • Tổng liều lượng thuốc hàng ngày không được vượt quá 60mg/kg thể trọng.

Về cách sử dụng: rất đơn giản, bạn chỉ cần hòa thuốc với lượng nước thích hợp, khuấy đều đến khi thuốc tan hoàn toàn và hết bọt là có thể cho bé uống. Hapacol 150 được đặc chế cho trẻ em nên có vị ngọt dễ uống.

vicare.vn-hapacol-la-loai-thuoc-gi-lieu-dung-nhu-nao-body-1

2. Thông tin tổng quan về Hapacol 650 và Hapacol 650 Extra

Hapacol 650 là loại thuốc giảm đau dạng viên nén, chuyên điều trị bệnh nhức đầu, cảm sốt với hoạt tính chính đến từ thành phần Paracetamol, được bào chế dưới công nghệ hiện đại và nguyên liệu từ Mỹ. Đây cũng được xem là sản phẩm hàng đầu trong công việc gia tăng hàm lượng Paracetamol lên 650mg, đáp ứng cao nhu cầu giảm đau – hạ sốt tức thì ở người lớn.

Hapacol 650 thường được chỉ định trong việc giảm các cơn đau như đau nửa đầu, đau đầu, đau bụng kinh, đau họng, đau sau phẫu thuật, đau do chấn thương, đau nhức cơ thể do cảm cúm...

Thành phần

Thành phần của thuốc bao gồm Paracetamol 650mg kết hợp một số tá dược khác.

Đối với Hapacol Extra, thành phần có bổ sung thêm Cafein với hàm lượng 65mg, mục đích là để hạn chế những cơn buồn ngủ sau dùng thuốc.

Hướng dẫn sử dụng và liều lượng

Về liều lượng:

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành: mỗi lần uống 1 viên, mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Khoảng cách giữa 2 lần uống ít nhất 4 tiếng và không được uống quá 6 viên/ngày.
  • Đối với bệnh nhân suy thận, khoảng cách giữa 2 liều phải cách nhau ít nhất 8 tiếng (không quá 3 viên/ngày).

3. Giảm đau với thuốc Hapacol dạng viên sủi

Hapacol dạng viên sủi là một loại thuốc có thành phần chính là Paracetamol với tác dụng giảm đau và hạ sốt cho người trưởng thành. Thuốc đầu tiên sẽ tác động đến trung tâm điều nhiệt ở vị trí dưới đồi, nhờ đó hỗ trợ hạ thân nhiệt, tăng tỏa nhiệt do cơ chế giãn mạch và tăng cường lưu thông máu ngoại biên. Thuốc có khả năng hạ sốt, nhưng hiếm khi giảm thân nhiệt thông thường của cơ thể.

Paracetamol trong Hapacol dạng sủi hấp thụ rất nhanh chóng qua đường tiêu hóa, thời gian đào thải trung bình từ 1.25 đến 3 giờ, có thể chuyển hóa tại gan, đào thải qua thận. Bên cạnh đó, do đã được hòa tan trước khi uống nên tác dụng của thuốc rất nhanh chóng phát huy, dẫn đến hiệu quả điều trị cao.

Hapacol thường được chỉ định trong trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức cơ thể do cảm cúm, đau răng, đau họng, đau nhức xương khớp, đau cơ, đau sau khi nhổ răng/tiêm ngừa. Đồng thời, thuốc cũng được dùng trong trường hợp cảm sốt hoặc các tình trạng sốt do nguyên nhân khác.

Thành phần thuốc Hapacol dạng sủi

Thuốc có thành phần chính là Paracetamol với hàm lượng 500mg kết hợp với lượng tá dược vừa đủ 1 viên, bao gồm: acid citric khan, acid tartaric, lactose khan, aspartam, đường, natri hydrocarbonat, natri benzoat, effersoda, ludipress LCE, PEG 6000, bột vị cam,...

Liều lượng hợp lý và cách sử dụng

Về cách dùng: bạn dễ dàng hòa tan thuốc với lượng nước tùy thích cho đến khi thuốc sủi bọt hoàn toàn là uống được. Giữa 2 lần uống phải cách nhau ít nhất 4 tiếng đồng hồ và tuyệt đối không được uống quá 8 viên mỗi ngày. Trong trường hợp có bệnh suy thận nặng, khoảng cách giữa 2 liều uống phải cách nhau ít nhất 8 tiếng.

Về liều lượng:

  • Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành, mỗi lần uống 1 viên.
  • Đối với người trưởng thành có tình trạng đau nặng: uống 2 viên/lần.
  • Trong vòng 24 giờ, bạn không được uống quá 5 gram và không nên tùy ý uống Hapacol trong thời gian dài, cần có ý kiến từ bác sỹ.
vicare.vn-hapacol-la-loai-thuoc-gi-lieu-dung-nhu-nao-body-2

5. Những lưu ý chung khi sử dụng thuốc Hapacol

Sau khi đã tìm hiểu một cách cụ thể Hapacol là loại thuốc gì và có những phân loại ra sao, dưới đây là một số chú ý cần nhớ khác để đảm bảo hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn từ thuốc.

Đối tượng chống chỉ định của Hapacol

  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Đối tượng thiếu hụt glucose – 6 phosphat dehydrogenase.

Những tương tác có thể xảy ra với Hapacol

Hoạt tính của Hapacol có thể thay đổi khi dùng chung với một số loại thuốc (hoặc cũng có thể gia tăng mức độ ảnh hưởng của tác dụng phụ), điển hình là các loại thuốc chống co giật (như phenytoin, carbamazepin, barbiturat), thuốc chống lao hoặc thuốc isoniazid.

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm, rượu bia và thuốc lá có thể gây tương tác với thuốc. Bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sỹ về chế độ dinh dưỡng khi dùng thuốc. Đặc biệt, paracetamol có thể tăng độc tính với gan khi bạn uống rượu bia dài ngày.

Tác dụng phụ của Hapacol

Hapacol có khá ít tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn và nôn, phát ban da,... Trường hợp dùng với liều lượng cao, thuốc co thể gây độc tính cho gan và thận, giảm bạch cầu trung tính, gây thiếu máu...

Thông tin về 3 loại thuốc Hapacol phổ biến hiện nay đã được cung cấp một cách tương đối đầy đủ trong bài viết. Tùy theo từng trường hợp mà bạn sẽ có lựa chọn thuốc Hapacol phù hợp. Đừng quên tham khảo trước ý kiến của bác sỹ về liều dùng và lưu ý sử dụng để đảm bảo an toàn.

Xem thêm:

  • Cách dùng thuốc paracetamol 500mg
  • Cách dùng thuốc hạ sốt hiệu quả
  • Mối nguy hại của việc uống rượu khi dùng thuốc giảm đau