Hành trình tập nói của trẻ qua các giai đoạn phát triển

Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của các ông bố, bà mẹ là khi nghe được những tiếng nói bập bẹ đầu đời của con yêu. Tuy nhiên, ít ai biết được ngôn ngữ của trẻ vốn dĩ đã được hình thành từ rất sớm. Và phải trải qua một thời gian nhất định sau đó, trẻ mới có thể phát âm thành thục từng chữ từng câu hoàn chỉnh. Vậy bạn có biết khi mới sinh trẻ sẽ giao tiếp với mọi người như thế nào, hành trình tập nói của bé sẽ bắt đầu từ đâu hay không? Để lý giải điều này, hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

Hành trình tập nói của trẻ qua các giai đoạn phát triển Hành trình tập nói của trẻ qua các giai đoạn phát triển

Trong 3 tháng đầu sau khi sinh

Đa phần mọi người thường nghĩ rằng, khi bé mới sinh sẽ không biết nói. Thế nhưng bố mẹ có biết rằng tiếng khóc của con là ngôn ngữ giao tiếp hay không? Trẻ sẽ khóc khi cảm thấy đói, khi tã bị ướt gây khó chịu... Khi đó bạn cần phải quan sát và lưu tâm thì sẽ dễ dàng biết bé cần gì để đáp ứng.

Bắt đầu từ tháng thứ 2 - tháng thứ 3, con sẽ linh hoạt hơn và bộc lộ cảm xúc bằng nhiều âm thanh ậm ừ to nhỏ khác nhau mỗi khi bạn giao tiếp với bé.

vicare.vn-hanh-trinh-tap-noi-cua-tre-qua-cac-giai-doan-phat-trien

Trong 3 tháng đầu đời bé sẽ thường ê a những âm thanh to nhỏ khác nhau khi nói chuyện

Tập nói từ tháng thứ 4 - tháng thứ 6

Trong giai đoạn này con sẽ bắt đầu tập nói với những từ đơn giản gắn liền với nguyên âm a như: ma ma, ya ya, ba, ma... Bé sẽ chủ động bắt chuyện với mọi người xung quanh, đưa mắt và há miệng bi bô các từ khi thấy bố mẹ chịu trò chuyện cùng với mình. Chính vì thế mẹ có thể bắt đầu dạy cho con tập ê a một số từ, bạn có thể lặp đi lặp lại các từ để cho bé làm quen.

Vì trong thời gian này, bé đang cố gắng để phát ra tiếng; điều này đánh dấu sự phát triển tích cực mà trẻ đang trải qua. Bố mẹ sẽ cảm thấy vô cùng thích thú mỗi khi được nói chuyện cùng với trẻ. Và nếu bạn mong muốn con nhanh nói chuyện thì đây là thời điểm cần thiết để mẹ bắt đầu giao tiếp cùng con nhiều hơn.

Tập nói từ tháng thứ 7 - tháng 12

Từ tháng thứ 7 đến tháng 12, là khoảng thời gian bé sẽ dần hoàn thiện các từ ngữ của mình một cách tốt nhất. Từ phát âm, các ngữ âm... Bé đã tự nói được một vài từ khác, ngoài các từ baba, mama... Con có thể hiểu rõ những lời bố mẹ nói, chỉ cần mẹ bảo bế con là con sẽ gật đầu đồng ý.

Trong thời gian này, mẹ nên tập nói cho bé bằng cách đọc cho con nghe những cuốn sách hay hoặc một vài câu chuyện cổ tích, trò chuyện với bé nhiều hơn. Bé cũng sẽ nhanh chóng tiếp thu những từ ngữ mà mẹ nói, mẹ chỉ cần dạy cho con nói theo thì sẽ cảm thấy vô cùng thú vị với sự ngô nghê, đáng yêu của trẻ khi cố gắng để thực hiện giống mẹ.

vicare.vn-hanh-trinh-tap-noi-cua-tre-qua-cac-giai-doan-phat-trien

Giai đoạn này con đã có thể bắt đầu bi bô nói những tiếng đầu tiên khi chơi đùa cùng bố mẹ

Tập nói từ tháng 13 - tháng 24

Trong giai đoạn bé phát triển bước sang tuổi thứ 2, thì số từ ngữ mà bé nói được ngày càng tăng lên. Và bắt đầu giao tiếp bằng những câu ngắn, có kèm theo nhịp điệu. Đặc biệt là từ 18 tháng tuổi trở đi, bạn sẽ thấy sự thay đổi vượt bậc của con. Tuy nhiên ban đầu sẽ chỉ là những câu không hoàn chỉnh và khá lấp lửng, nhưng đủ để mẹ hiểu được ý nghĩa và biết con muốn gì hay đòi gì.

Lúc này mẹ cần tăng cường những cuộc đối thoại với trẻ hơn, điều này sẽ giúp con khám phá ra những từ mới và học để tập nói theo một cách bất ngờ. Ví dụ như bạn nên tập nói cho trẻ bằng cách bảo bé gọi mẹ ơi, bố ơi, măm măm, ăn cơm, cho con đi chơi...

Tập nói khi bước sang tháng thứ 25

Khi con được 3 tuổi, thì bé đã thuộc nằm lòng một số từ ngữ thông dụng. Những câu nói này ngày càng rành rọt giống như người trưởng thành, hay thậm chí bé có thể gọi bạn để bế đi chơi, thắc mắc đây là cái gì, vật này dùng để làm gì...

Thông thường đây sẽ là giai đoạn đau đầu và tốn nhiều thời gian nhất với các ông bố, bà mẹ. Vì bạn sẽ liên tục bị bé đưa ra nhiều thắc mắc và bắt buộc bạn phải giải đáp. Nhưng đây lại là thời điểm để bé bộc lộ sự thông minh, khả năng nhạy bén của mình với những điều xung quanh. Lúc này, bạn nên dành nhiều thời gian để dạy cho con tập nói nhiều hơn. Ví dụ tên của con là gì, con bao nhiêu tuổi, con tuổi con gì, màu sắc này là màu gì... Hay thậm chí khi nghe một bài nhạc nhiều lần, bé có thể bi bô hát theo lời của ca khúc đó.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để tập nói cho trẻ hiệu quả?