Hành trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ
Hành trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là mối quan tâm của khá nhiều người, nhất là những người lần đầu được lên chức cha mẹ. Tháng này thai nhi phát triển như thế nào? Cân nặng, chiều cao ra sao? Tất tần tật thắc mắc sẽ được giải đáp tại đây.
Hành trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ
Hành trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là mối quan tâm của khá nhiều người, nhất là những người lần đầu được lên chức cha mẹ. Tháng này thai nhi phát triển như thế nào? Cân nặng, chiều cao ra sao? Tất tần tật thắc mắc sẽ được giải đáp tại đây.
1. Khi nào có thể phát hiện ra thai nhi trong bụng mẹ
Tuần lễ đầu tiên nằm trong chu kỳ kinh nguyệt, khi này tinh trùng bắt đầu gặp trứng và quá trình thụ thai diễn ra, bộ gen của bé hoàn chỉnh và giới tính của bé cũng xác định. Mỗi một trứng có chứa 1 nhiễm sắc thể X, một tinh trùng có chứa 1 nhiễm sắc thể X hoặc Y. Nếu tinh trùng X gặp trứng và thụ tinh, bạn sẽ sinh con gái, còn nếu tinh trùng Y gặp trứng và thụ thai, bạn sẽ sinh con trai.
30 tiếng sau thụ tinh, hợp tử thực hiện quá trình nhân đôi, sau đó là nhân 4, nhân 8,... và tiếp diễn trong suốt quá trình di chuyển từ vòi trứng tới tử cung. Khi tới tử cung, hợp tử sẽ làm tổ ngay tại niêm mạc và tiếp tục phát triển.
Bạn có thể siêu âm thấy bé trong những tuần thứ 4-5 của thai kỳ. Còn phôi thai và tim thai thấy rõ nhất vào tuần thứ 6-7 thai kì-Theo bác sĩ Trần Vũ Quang, bệnh viện Phụ sản Trung ương. Khi này, phôi thai đã gồm có 3 lớp: nội bì, sau này phát triển thành phổi, gan và bộ máy tiêu hóa của bé. Trung bì phát triển thành xương, cơ, thận, tim,...Còn hạ bì sẽ phát triển thành chân, tay,..
2. Khi nào thai nhi trong bụng mẹ hình thành các bộ phận
Bắt đầu từ tuần thứ 12, các bộ phận trong cơ thể bé gần như đầy đủ, mặc dù kích thước thai nhi chỉ có 5cm. Đặc biệt, trên ngón tay của bé bắt đầu xuất hiện dấu vân tay. Mọi cơ quan trong cơ thể phát triển thêm một chút: Hệ thần kinh hoàn thiện hơn, xương cứng cáp hơn, trẻ duỗi thẳng hơn chứ không vo tròn như trước.
Nhịp tim của bé lúc này cũng nhanh gấp đôi nhịp của mẹ. Khi siêu âm bạn dễ dàng nhận ra những nhịp đập đều đặn này
3. Khi nào thai nhi trong bụng mẹ biết cử động
Theo các chuyên gia Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bé bắt đầu cử động từ tuần thứ 7-8, nhưng còn khá ít mà nhẹ nhàng, đôi khi mẹ không nhận ra. Tuy nhiên sang đến tuần thứ 18, các cử động của bé rõ ràng hơn. Bé có thể gập chân, tay và mẹ cảm nhận được chúng. Đặc biệt, mỗi khi có ai đó chạm vào bụng mẹ, bé có phản xạ xoay tại chỗ để tránh các kích thích tại bụng.
4. Khi nào thai nhi trong bụng mẹ cảm nhận được thế giới và mở mắt
Từ tuần 24 trở đi, bé đã có thể nghe thấy những âm thanh bên ngoài tử cung và phản ứng lại. Cho đến tuần 32 thai kỳ, bé bắt đầu mở mắt, mẹ cảm nhận rõ rệt những cú đạp hay xoay người của bé. Khuôn mặt và da bé hoàn thiện, tuy còn hơi nhăn nheo.
5. Khi nào thai nhi trong bụng mẹ sẵn sàng chào đời
Bước vào tuần thai 36-37, thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu chuyển ngôi, quay đầu xuống gần cổ tử cung, chuẩn bị cho công cuộc chào đời. Thông thường, thai con so thời điểm quay đầu sớm hơn thai con dạ. Vào thời điểm này, các bộ phận cơ thể đã hoàn chỉnh, các thông số cơ thể đạt chuẩn, bé có thể tồn tại độc lập bên ngoài tử cung mẹ. Mẹ và gia đình chuẩn bị đón thêm thành viên mới.
6. Những lưu ý cho mẹ để hành trình phát triển của thai nhi tốt nhất
Từ khi phát hiện ra thai nhi, mẹ nên đi khám đầy đủ và đúng lịch. Đặc biệt lưu ý 5 mốc quan trọng sau:
- Trễ kinh: Đây là lần đi khám đầu tiên, bác sĩ xác định giúp bạn đã có thai hay chưa, thai đã vào tử cung chưa, số thai và tuổi thai cho mẹ.
- Bắt đầu sang tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần thứ 11-13): Thời điểm này hết sức quan trọng không thể bỏ qua, bạn đi khám để sàng lọc dị tật thai nhi, độ mờ da gáy và làm một số xét nghiệm khác.
- Tuần 21-25: Thời điểm này bạn có thể xác định hình thái thai nhi, bạn có thể quan sát thấy các bộ phận của con và kiểm tra bánh rau, nước ối,...
- Tuần 31-36: Bạn đi kiểm tra sự phát triển của thai nhi có tương thích với tuổi thai, ngôi thai, bánh rau, lượng nước ối,...
- Cuối cùng là trước ngày sinh, bạn kiểm tra lần cuối tình trạng thai nhi, bác sĩ sẽ cho bạn tiên lượng công cuộc “vượt cạn” sắp tới
Xem thêm:
- "Yêu" khi mang thai thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?
- Kích thước hố sau của thai nhi
- Sử dụng thuốc tăng cân có ảnh hưởng đến thai nhi không?