Hành trình chữa trĩ bằng 3 bài thuốc đông y của cô gái 20 tuổi
Mai là bạn thân của tôi, cô đang ở trong độ tuổi 20. Trước đây, nghe về bệnh trĩ, Mai cũng như tôi, thấy những quảng cáo trên ti vi ra rả về những sản phẩm chữa bệnh trĩ nhưng cũng chẳng thèm quan tâm
Hành trình chữa trĩ bằng 3 bài thuốc đông y của cô gái 20 tuổi
Mai là bạn thân của tôi, cô đang ở trong độ tuổi 20. Trước đây, nghe về bệnh trĩ, Mai cũng như tôi, thấy những quảng cáo trên ti vi ra rả về những sản phẩm điều trị bệnh trĩ nhưng cũng chẳng thèm quan tâm. Vì chúng tôi đơn giản vẫn nghĩ trĩ là căn bệnh xa vời lắm, mà nếu có bị, thì bị ở phụ nữ mang thai, hay phụ nữ sinh con, mình là con gái 20 tuổi đầu thì lấy đâu mà trĩ!
Thờ ơ với các dấu hiệu của bệnh trĩ
Cũng chính vì sự thờ ơ và thiếu hiểu biết về trĩ nên Mai mắc bệnh lúc nào không hay. Có lần cô kể với tôi là hay ăn đồ cay nóng quá, thấy đi vệ sinh thấy có chút máu thấm vào giấy. Vì nghĩ vậy nên cả hai đứa rất thản nhiên, không ăn cay nữa là hết, chẳng sao!
Tuy nhiên, thực sự thì mọi thứ lại không hề đơn giản như vậy, đây chính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ mà Mai không biết. Mai rất thích đọc truyện online, nhưng ngày thì bận công việc ở chỗ học, chỗ làm, đến tối lại phải phụ mẹ bán hàng ăn, do vậy Mai chẳng còn thời gian cho sở thích của mình. Và vì vậy, cô bạn đáng thương của tôi nghĩ ra cách mang ipad mỗi lúc đi vệ sinh để có thể tranh thủ đọc truyện online. Dần dần, đó đã trở thành thói quen của Mai, thậm chí có lần cô ngồi trong nhà vệ sinh cả tiếng đồng hồ làm tôi đợi đến sốt ruột. Cho đến một lần, Mai có cảm giác cái gì đó vướng vướng ở hậu môn khi đi vệ sinh, còn lòi ra ngoài cỡ nửa đốt ngón tay, nhưng lại không đau. Sau khi đi vệ sinh xong thì cảm giác vướng cũng không còn, cục thịt cũng tự co trong vào nhưng có hơi ngứa và ướt hậu môn.
Mai đã có ý nghĩ thoáng qua “Hình như mình bị trĩ”, nhưng không chịu đi khám, chỉ tâm sự với tôi. Mai bảo ngại, con gái chưa lấy chồng mà đi khám mấy cái này, người ta nhìn thấy lại cười cho.
“Liều mình” tự điều trị, nghĩ rằng bệnh đã khỏi
Chẳng biết khuyên bạn thế nào vì bản thân cũng rất mơ hồ với căn bệnh này. Tôi cùng Mai tự đi ra hiệu thuốc hỏi thuốc điều trị bệnh trĩ, không biết thế nào ông thầy thuốc chỉ hỏi Mai qua loa các dấu hiệu rồi kê luôn thuốc, ông ấy bảo về uống 1 tuần sẽ hết làm hai đứa an tâm lắm. Mai uống đúng theo đơn và sau đó thấy có tác dụng thật, không còn thấy khó chịu, thỉnh thoảng “sờ” cũng không thấy cục thịt nào cả. Nghe bạn kể tôi cũng thở phào nhẹ nhõm, hóa ra chữa trĩ cũng đơn giản, uống vài viên thuốc là xong, vậy mà tôi cứ đinh ninh con bạn sẽ phải lên bàn phẫu thuật ghê gớm lắm.
Hai tháng tiếp theo, Mai mặc nhiên không nghĩ gì đến bệnh trĩ nữa và vẫn giữ những thói quen cũ: đọc truyện online trong nhà vệ sinh, cô cũng “hồn nhiên” ăn đồ chứa gia vị cay nóng. Cũng phải, con gái mà, lại còn trẻ, thiếu làm sao được xoài lắc muối ớt, kim chi, lẩu chua cay...
Nhưng Mai đáng thương của tôi lại gặp một rắc rối lớn chỉ 3 tháng sau. Lần này thì Mai bị chảy máu rất nhiều, thấm mãi mới hết, cục thịt thì lòi ra, phải đẩy mới co lên được và cô đau đớn đến phát khóc. Mẹ Mai biết chuyện, vội đưa Mai đến bệnh viện và nhận được kết luận: TRĨ NỘI – ĐỘ 3!
“Quay mòng mòng” trong các phương pháp điều trị trĩ
Theo lời bác sĩ, trĩ nội độ 3 chưa phải lên bàn phẫu thuật để cắt trĩ nhưng cũng phải điều trị ngay. Mai được bác sĩ kê thuốc điều trị, tất nhiên cô nàng răm rắp nghe theo khẩu lệnh cấm ăn cay nóng, cấm đọc truyện online trong nhà vệ sinh.
Sau đợt điều trị này, bệnh trĩ của Mai đỡ hẳn. Nhưng có những lúc như khỏi đến nơi rồi thì Mai lại bị trĩ hành hạ đến “phát sốt phát rét”. Cô nàng suốt ngày than thở với tôi, trĩ làm cô mất hết cả tự tin lẫn tự do. Cả ngày phải chịu cảnh hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy, các búi trĩ thỉnh thoảng sa xuống, có khi ấn mãi mới lên. Có khi đám bạn rủ đi chơi, đi bơi ngày hè cô nàng cũng phải từ chối khéo.
Thương con gái, mẹ Mai tìm mua mấy loại thuốc quảng cáo trên ti vi có nguồn gốc từ thảo dược, nghe có vẻ lành hơn mà thấy quảng cáo bảo có hiệu quả tốt lắm. Thế nên vài tháng tiếp đó, cô bạn tôi uống lần lượt 3 loại sản phẩm trị trĩ (TPCN) với tổng số chừng 15 – 20 hộp gì đó, tốn cả đống tiền. Loại nào cũng uống 3 đến 5 hộp, nghe bảo như vậy mới đỡ. Mà cũng đỡ thật, nhưng cũng chỉ được chút thôi rồi chẳng thấy “si – nhê” gì nữa. Kết quả cuối cùng cô bạn tôi vẫn phải “sống chung với lũ”.
Gặp thầy gặp thuốc
Khi cả nhà Mai đang mệt mỏi với đứa con gái 20 tuổi đầu, còn chưa lấy chồng mà đã bị trĩ thì vừa hay dạo ấy có bà thím từ quê lên chơi. Nghe kể Mai bị trĩ uống nhiều thuốc mà chưa khỏi, bà thím khuyên chuyển sang dùng hẳn thuốc đông y. Bà còn kể ở quê có nhiều người chữa khỏi hẳn trĩ bằng bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’mông, mà ngay ở Hà Nội cũng dễ dàng mua được.
Nghe bà thím khuyên, Mai và tôi cùng tìm hiểu thông tin về bài thuốc này. Qua mạng Internet, chúng tôi tìm được tên chính xác của bài thuốc mà bà thím kể, đó là Thăng trĩ Dưỡng huyết thang, đây là bài thuốc chữa trĩ được Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu và đã chữa khỏi trĩ cho nhiều người trên cả nước.
Thế là ngay ngày hôm sau, tôi chở Mai đến Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc để khám bệnh và lấy thuốc. Và từ đó mở ra “một trang mới” trong hành trình chiến đấu với trĩ của Mai.
Bác sĩ Nhung – người trực tiếp khám cho Mai kê cho cô ban hai loại thuốc, một uống và một ngâm điều trị kết hợp. Bác sĩ nói rõ, thuốc uống thì có tác dụng từ bên trong là để chống táo bón, giảm đau, chống viêm, cầm máu, thanh nhiệt giải độc, tăng sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Còn loại thuốc ngâm có tác dụng điều trị bệnh trĩ từ bên ngoài: làm sạch, chống viêm, làm mềm búi trĩ, giúp cho máu lưu thông mà không bị ứ trệ ở hậu môn,... Bác sĩ Nhung cũng tư vấn liệu trình điều trị cho Mai kéo dài từ 2-3 tháng, trong quá trình dùng thuốc này nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì đều có thể liên hệ trực tiếp để bác sĩ hướng dẫn thêm.
Khoảng 4 tuần sau khi dùng bài thuốc này và nghiêm túc xây dựng cho mình lối sinh hoạt và ăn uống khoa học, các triệu chứng bệnh trĩ của Mai đỡ khá nhiều. Đi đại tiện không còn chảy máu, cũng không ngứa như trước, búi trĩ thì dần co lên. Chính Mai cũng khá bất ngờ về kết quả này. Mai gọi điện cho bác sĩ hỏi xem có phải dùng thuốc tiếp nữa không vì thấy bệnh cũng gần như khỏi thì phải, bác sĩ Nhung bảo như vậy là bệnh đã có tiến triển tốt nhưng chưa hết hẳn, do đó Mai nên dùng tiếp 1 tháng thuốc nữa để cho bệnh khỏi, phòng ngừa tái phát về sau.
Và quả thật, chỉ một tháng sau đó, cô bạn tôi đã khỏe mạnh bình thường, chấm dứt thời kỳ “đau khổ” vì trĩ. Có lẽ Mai bạn tôi là một bệnh nhân may mắn khi “gặp thầy gặp thuốc”, có thể điều trị bằng đông y. Vì thế tôi xin viết ra đây câu chuyện này để mọi người cùng tham khảo, hi vọng sẽ giúp các bạn đang mắc căn bệnh này sớm được điều trị đúng cách để khỏe mạnh hơn và cuộc sống tốt đẹp hơn!
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.