Hàng tháng máu kinh có mùi hôi là bị làm sao?

Ai là phụ nữ đều sẽ có kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Thông qua một số biểu hiện trong thời gian này, chị em phụ nữ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng sức khỏe của mình. Vậy thì đối với trường hợp máu kinh có mùi hôi là bị làm sao? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu một số nguyên nhân trong bài viết sau đây.

Hàng tháng máu kinh có mùi hôi là bị làm sao? Hàng tháng máu kinh có mùi hôi là bị làm sao?

Ai là phụ nữ đều sẽ có kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Thông qua một số biểu hiện trong thời gian này, chị em phụ nữ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng sức khỏe của mình. Vậy thì đối với trường hợp máu kinh có mùi hôi là bị làm sao? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu một số nguyên nhân trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân sinh lý gây ra mùi hôi của máu kinh

Nguyên nhân sinh lý từ bên trong gây ra mùi hôi cho máu kinh phổ biến nhất là do sự tăng sản xuất nội tiết tố nữ Estrogen quá mức làm cho lớp nội mạc của tử cung dày lên. Trong thời gian kinh nguyệt, các tế bào nội mạc này sẽ bong nhiều hơn, ứ đọng trong buồng tử cung và sau đó bị oxy hóa. Khi đi cùng máu kinh ra bên ngoài, các lớp tế bào này sẽ khiến màu của máu bị biến đổi, đồng thời gây ra mùi hôi khó chịu.

2. Máu kinh có mùi hôi là bị làm sao? – Một số bệnh lý gây ra mùi hôi kỳ kinh nguyệt

vicare.vn-hang-thang-mau-kinh-co-mui-hoi-la-bi-lam-sao-body-1

Bên cạnh nguyên nhân do rối loạn tiết tố Estrogen trong cơ thể, thì máu kinh có mùi hôi còn là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo có khá nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn hoặc do ký sinh trùng.

  • Do trùng roi Trichomonas Vaginalis

Đây là một loại ký sinh trùng khá phổ biến ở nữ giới, gây ra các bệnh viêm đường tiết niệu. Một số biểu hiện thường thấy do nhiễm trùng này là khí hư có mủ màu vàng/xanh, mùi nặng, âm đạo và âm hộ khó chịu, ngứa ngáy, sưng đỏ.

Trong thời gian hành kinh, trùng roi Trichomonas Vaginalis cũng sẽ làm cho máu kinh có mùi hôi khó chịu và gây cảm giác khá đau rát mỗi lần đi tiểu.

  • Do vi khuẩn

Một số vi khuẩn khi có điều kiện thích hợp sẽ tấn công vào âm đạo và giết chết Lactobacilli – một loại lợi khuẩn tạo độ cân bằng cho môi trường. Từ đó, chúng sẽ khiến âm đạo bỏng rát và ngứa ngáy, kích thích âm đạo tiết ra nhiều dịch và khí hư, mùi khá tanh (giống như mùi cá chết). Mùi hôi này sẽ càng nặng hơn khi vào những ngày hành kinh, nguyên nhân là vì máu chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng.

Viêm tử cung – cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là một bệnh lý với trạng thái sưng viêm và lở loét ở vùng cổ tử cung, gây ra bởi nhiều tác nhân như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng...

Bệnh này có thể chia thành 2 loại chính là bệnh viêm cấp tính và viêm mãn tính. Các biểu hiện của viêm cổ tử cung khá giống triệu chứng của viêm âm đạo, bao gồm:

  • Khí hư ra nhiều bất thường, có màu lạ như màu vàng, màu xám nhạt, trắng đục...
  • Âm đạo xuất huyết bất thường.
  • Âm đạo ngứa và đau rát.
  • Khi đi tiểu có cảm giác rát buốt.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài hơn, máu kinh hôi và có màu sẫm như đen, nâu...

Tuy viêm cổ tử cung không quá khó chữa, nhưng nếu kéo dài, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hạn chế hoạt động miễn dịch của khu vực tử cung và âm đạo, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh Chlamydia,...

Viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa ở nữ giới, xảy ra khi buồng trứng bị viêm nhiễm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí, nếu kéo dài, ổ nhiễm trùng có thể lan rộng và dẫn đến tử vong.

Bên cạnh việc gây ra mùi hôi cho máu kinh, viêm buồng trứng còn có một số triệu chứng đặc trưng cần chú ý khác như:

  • Sốt cao, đau bụng.
  • Hai bên hố chậu đau nhức, chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn.
  • Có thể gây ra mệt mỏi, chán nản, suy nhược cơ thể...

Khi buồng trứng bị viêm nhiễm, đường sinh dục sẽ tăng tiết dịch và vì thế ảnh hưởng đến hoạt động của tinh trùng khi vào trứng. Việc bị ứ dịch ở ống dẫn trứng sẽ khiến tinh trùng khó tiếp xúc với trứng bên trong để thụ tinh. Bên cạnh đó, sự tấn công từ vi khuẩn cũng khiến chức năng của toàn bộ buồng trứng suy yếu mạnh mẽ, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và vô sinh.

Bệnh lậu

Một số loại bệnh xã hội như bệnh lậu, giang mai... cũng có thể gây ra mùi hôi cho máu kinh nguyệt. Bên cạnh đó, máu kinh sẽ chuyển sang màu đen, khí hư (huyết trắng) vốn có màu trong suốt cũng chuyển thành màu vàng hay màu xanh lá. Bệnh lậu cũng sẽ khiến vùng bụng dưới của bạn đau mãnh liệt.

3. Các nguyên nhân bên ngoài khiến máu kinh có mùi hôi

vicare.vn-hang-thang-mau-kinh-co-mui-hoi-la-bi-lam-sao-body-2

Ngoài nguyên nhân sinh lý/bệnh lý, một số yếu tố khác cũng có thể khiến cho máu kinh nguyệt hàng tháng có mùi khó chịu như:

  • Tồn tại dị vật trong âm đạo: nếu như có dị vật mắc kẹt nhiều ngày trong âm đạo như bông gòn, bao cao su rách... cũng sẽ làm âm đạo khó chịu, ngứa ngáy và đồng thời làm cho kinh nguyệt, khí hư bốc mùi.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: nếu như bạn giữ vệ sinh vùng kín không sạch, đặc biệt là trong thời gian kinh nguyệt, cũng sẽ làm cho máu kinh chuyển sang màu nâu đen kỳ lạ và có mùi khó chịu. Do đó, bạn nên rửa vùng kín thường xuyên, thay băng vệ sinh mỗi 4 tiếng 1 lần.

Qua bài viết này, bạn đã biết được máu kinh có mùi hôi là bị làm sao. Dù là nguyên nhân sinh lý thông thường hay do bệnh lý, bạn đều cần phải đến bác sỹ phụ khoa để làm xét nghiệm cần thiết nhằm có phương thức điều trị thích hợp.

Xem thêm:

  • 9 nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều
  • Kinh nguyệt màu đen là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Kinh nguyệt kéo dài, kèm theo máu đen có phải bệnh?