Hăm tã ở trẻ sơ sinh làm sao để khắc phục?
Hăm tã ở trẻ sơ sinh là vấn đề xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý và chăm sóc trẻ sao cho đúng cách. Nếu như các bà mẹ không kịp thời khắc phục tình trạng này, sẽ khiến vùng da của bé bị ảnh hưởng và gây khó chịu cho trẻ.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh làm sao để khắc phục?
Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì?
Ngày nay việc sử dụng các loại tã dành cho trẻ trong suốt cả ngày là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Bởi da của bé vốn mỏng và rất nhạy cảm, trong quá trình chăm sóc mẹ bịt kín, ít thay tã và chăm sóc không đúng cách nên sẽ làm cho vùng da bị hăm và đỏ. Nếu không khắc phục ngay, tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho chỗ da ở vùng sử dụng tã bắt đầu căng lên, có lốm đốm và có thể bị mưng mủ.
Hăm tã sẽ khiến cho trẻ đau rát, khó chịu. Đặc biệt là lúc trời nóng bức sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, và vùng da đó có thể bị viêm nếu như không kịp thời khắc phục nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh
Vậy hăm tã ở trẻ sơ sinh nên làm gì?
Nguyên nhân chính gây nên hăm tã ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do các bà mẹ không thường xuyên thay tã và chăm sóc cho bé đúng cách, do công việc bận rộn và phải chăm lo cho gia đình nên nhiều người không để ý đến vấn đề này. Tuy nhiên ít ai biết chính bởi sự bất cẩn và "tiết kiệm" thời gian này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới bé của bạn.
Vì vậy, việc đầu tiên để khắc phục hăm tã là các bà mẹ cần phải thay tã cho trẻ thường xuyên hơn. Trẻ sơ sinh hay đi đại tiện và tiểu tiện nhiều lần trong ngày nên khi thay tã các mẹ nên lưu ý dùng nước ấm để rửa sạch vùng bẹn và mông. Sau đó dùng vải hoặc khăn giấy mềm lau khô lại, lưu ý khi rửa hay lau mẹ nên nhẹ nhàng, tránh để xây xước da. Tốt nhất nên để cho da trẻ thông thoáng và khô ráo thì hẳn mặc tã vào cho trẻ.
Nếu như khi quan sát, các mẹ thấy vùng da ở mông, kẽ bẹn, xuống phần đùi... có dấu hiệu đỏ thì tuyệt đối không nên bôi phấn vào đó, vì có thể khiến da trẻ bị nhiễm trùng.
Làm sao để phòng ngừa tình trạng hăm tã?
Để phòng ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh vấn đề đầu tiên mà mẹ nên làm là chú trong việc thay tã cho trẻ, nên thay tã sau khoảng 2 - 3 tiếng sử dụng hoặc khi tã bị ướt.
Nếu như bé tiểu tiện hay đại tiện mà không thay hoặc vệ sinh, thì nồng độ pH có trong nước tiểu và chất dơ trong phân sẽ tạo thành lớp mảng bám vào kẽ da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn trú ngụ và phát triển... sẽ khiến da bé dễ bị kích ứng, nguy cơ nhiễm trùng da là rất cao.
Nếu mẹ đã vệ sinh đúng cách nhưng trẻ vẫn bị hăm thì mẹ có thể nghĩ tới trường hợp loại tã đang sử dụng không hợp với bé hoặc loại phấn rôm mẹ dùng gây kích ứng da bé. Khi này, mẹ nên thay đổi sang một loại tã khác hoặc ngưng sử dụng phấn rôm.
Chia sẻ kinh nghiệm chống hăm tã ở trẻ sơ sinh
Nói về kinh nghiệm chống hăm tã ở trẻ sơ sinh, mẹ có nick name madeinqt có chia sẻ trên diễn đàn sotaychame.com như sau: Mẹ nó cứ rửa chỗ bị hăm bằng lactacyd hoặc nước khổ qua sau đó lau khô rồi bôi kem chống hăm desitin vào khoảng 3 ngày sau là sẽ lành thôi. Cu nhà mình hôm trước đít hăm tươm cả máu mình cũng hoảng nhưng bây giờ thì ok rồi.
Cùng với đó, mẹ kietht trên diễn đàn cũng cho biết thêm: Trước hết phải để vùng da bị hăm của bé luôn thoáng, đi tè đi ị xong phai lấy nước ấm rửa rồi lau khô và bôi thuốc cho bé. Rửa vùng da bị hăm bạn có thể dùng nước trà xanh nấu đặc, ngày rửa 2-3 lần. Rửa xong thấm khô, thoa kem trị hăm, không phải kem chống hăm nhé. Kem trị hăm bạn có thể mua Ultracomb (20.000đ/tuýp) có bán tại các nhà thuốc bôi 1 lớp mỏng, tuyệt đối không bôi phấn rôm nhé.