Giúp mẹ nắm bắt chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi
Chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi bao gồm nhiều yếu tố quan trọng: cân nặng, chiều dài, kích thước vòng đầu, lượng nước ối... Nắm bắt được những chỉ số này, mẹ bầu sẽ có hướng chăm sóc bản thân và thai nhi được khoa học và hợp lý hơn.
Giúp mẹ nắm bắt chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi
Sự phát triển và chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi
Các chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi quan trọng nhất bao gồm:
- Cân nặng: 1,3 – 1,5 kg
- Chiều dài đầu mông: 37 – 39 cm.
- Đường kính lưỡng đỉnh: BDP 76 mm
- Chiều dài xương đùi: FL 56 mm.
Ở tuần thai thứ 30, em bé dài từ 37-39cm tính từ đầu đến gót chân, tương đương kích thước của một bắp cải lớn và đang chuẩn bị tăng tốc phát triển... Ở giai đoạn này, bé nặng khoảng 1,3kg.
Thời gian này, kích thước vòng đầu của bé cũng không ngừng tăng trưởng nhằm đáp ứng với sự phát triển cực nhanh của não bộ.
Hầu hết các bé đều phản ứng với âm thanh ở giai đoạn này.
Tuy nhiên, thị lực bé vẫn sẽ tiếp tục phát triển sau sinh mặc dù không được nhạy bén lắm. Ngay cả sau khi sinh ra, bé sẽ vẫn nhắm mắt trong một khoảng thời gian nào đó của ngày. Khi bé mở mắt, bé sẽ có phản ứng với những thay đổi về ánh sáng. Tầm nhìn lúc này vẫn chỉ giới hạn ở mức 20/400 - nghĩa là bé chỉ có thể nhìn ra các vật thể cách mặt mình khoảng từ 20 đến 30cm trong khi tầm nhìn của một người trưởng thành bình thường là 20/20.
Ở thời điểm 30 tuần, các chất béo cần thiết dưới da dần tích tụ làm tay chân và thân mình của bé trở nên đầy đặn hơn. Cũng chính vì vậy, thân nhiệt bé tăng lên và không cần đến lông bao quanh giữ ấm nữa. Kết quả là các lông tơ dần biến mất ngoại trừ ở một số bộ phận còn sót lại như lưng và vai sau khi chào đời.
Thời điểm này, thai nhi sẽ bắt chước các động tác thở bằng cách tạo ra những chuyển động cơ hoành liên tục một cách nhịp nhàng nhằm chuẩn bị cho quá trình hô hấp sau này. Nhưng đôi khi do hít phải nước ối nên bé sẽ không tránh khỏi việc bị nấc cụt.
Nếu là bé trai thì tinh hoàn ở thời điểm này từ gần thận đã di chuyển về tới bẹn. Nếu là bé gái, âm vật đã nhú lên bởi 2 môi vẫn chưa đủ lớn để bao phủ. Quá trình này sẽ hoàn tất trước khi lâm bồn một vài tuần.
Chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi còn gồm yếu tố quan trọng nữa là lượng nước ối. Thai nhi được bao quanh bởi hơn nửa lít nước ối. Lượng nước này sẽ tăng dần theo mỗi tuần. Sau 30 tuần, thể tích nước ối của bạn sẽ đạt mức cao nhất trong khoảng từ 800ml đến 1,000ml. Cho đến ngày lâm bồn, thể tích này sẽ giảm xuống còn khoảng 600ml.
Cuộc sống của mẹ ở tuần thai thứ 30 thay đổi thế nào
- Bạn có thể cảm thấy hơi mệt trong những ngày này, đặc biệt là khó ngủ và đau người.
- Bên cạnh việc trở nên nặng nề hơn, sự dồn hết trọng lượng lên phần bụng gây ra sự thay đổi trọng tâm của bạn. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố cũng nới lỏng các dây chằng của bạn hơn. Do đó các khớp của mẹ bầu càng trở nên lỏng lẻo, góp phần làm giảm đi sự cân bằng cơ thể.
- Dây chằng bị nới lỏng có thể khiến kích thước bàn chân bạn lớn hơn ban đầu. Sự kết hợp của các triệu chứng gây khó chịu và việc thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến sự trở lại của những cảm xúc thất thường. Nhưng nếu bạn không thể vượt qua những muộn phiền hoặc cảm thấy ngày càng cáu bẳn, dễ xúc động hơn, hãy tham gia một số bài kiểm tra trầm cảm trước khi sinh của các chuyên gia và nói chuyện với bác sĩ của mình.
- Ở tuần thai thứ 30, nhiều phụ nữ thỉnh thoảng cảm thấy cơn co thắt không đều đặn và không gây đau kéo dài khoảng 30 giây. Các mẹ cần tránh nhầm lẫn các cơn co bóp tử cung này với những cơn co thắt thường xuyên - dấu hiệu của việc sinh non.
Nếu các cơn co thắt này diễn ra nhiều hơn 4 lần trong suốt 1 tiếng hoặc đi kèm các triệu chứng khác như dịch âm đạo tiết ra nhiều hoặc dịch tiết ra giống nhầy, có thể lẫn máu, dịch loãng hơn, dạng dịch thay đổi; ngay cả khi dịch có màu hồng hay chỉ pha chút máu; đau bụng hoặc đau như khi hành kinh, áp lực quanh xương chậu gia tăng hoặc đau lưng dưới, cần báo bác sĩ sớm nhất có thể, nhất là khi bạn chưa bao giờ trải qua những cảm giác tượng tự trước đó. Đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
Những lưu ý mẹ bầu cần để ý ở tuần thai thứ 30
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh khó chịu cho dạ dày.
- Cần nói không với các thực phẩm cay, béo, nhiều đường
- Bổ sung đủ liều lượng canxi cần thiết. Cùng với đó là các loại protein, vitamin C, canxi, sắt và axit folic. Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu này giúp tăng độ cứng cáp cho khung xương; não bộ, phổi và các cơ
- Tập thể dục hoặc đi lại nhẹ nhàng. Việc này giúp mẹ tránh được nguy cơ táo bón, mỏi cơ, chuột rút trong những tuần cuối của thai kỳ.
- Nếu chỉ số thai nhi 30 tuần không đạt mức chuẩn cần thiết, cần tham khảo lời khuyên của bác sỹ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Khám thai định kỳ theo hẹn của bác sỹ
- Chú ý lịch tiêm phòng uốn ván trong giai đoạn thai 30 tuần tuổi
Theo dõi các chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi là rất quan trọng. Bởi đây là thời điểm thai kỳ bước vào giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, chuẩn bị cho cuộc vượt cạn thành công. Trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết cần thiết, mẹ bầu sẽ có hướng chăm sóc bản thân và thai nhi đúng cách và khoa học. Từ đó giúp mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn.
Xem thêm:
- Thai 30 tuần siêu âm 2D hay 4D?
- Thai nhi 30 tuần đạp nhiều có tốt không và đạp bao nhiêu là vừa?
- Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải là dấu hiệu sinh sớm?