Giúp mẹ bầu tránh bệnh tiêu chảy khi mang thai

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai không còn quá xa lạ đối với chị em phụ nữ. Không ít các bà bầu cảm thấy khó chịu, lo lắng bởi những ảnh hưởng do chứng tiêu chảy khi mang thai gây ra. Vậy làm sao để kiểm soát và tránh được những rắc rối do bệnh lý này mang lại? Cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Giúp mẹ bầu tránh bệnh tiêu chảy khi mang thai Giúp mẹ bầu tránh bệnh tiêu chảy khi mang thai

Đa số các bà bầu sẽ dễ bị táo bón hơn tiêu chảy. Nhưng không vì vậy mà tiêu chảy không để lại hệ lụy nào cho thai phụ và em bé. Một trong những điều đó là tình trạng mất sức, mất nước và những nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết của tiêu chảy khi mang thai đa phần là nôn ói, háo nước, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, đôi khi có kèm theo chuột rút.

Khi có những triệu chứng trên, cần đến bệnh viện để kiểm tra và có phương án điều trị thích hợp, dứt điểm để giúp sản phụ nhanh chóng chóng hồi phục.

Tiêu chảy khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của bà bầu mà hiện tượng tiêu chảy có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày. Mọi vấn đề mẹ đang gặp phải đều ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Chính vì vậy, hiện tượng mất nước và chất điện giải do tiêu chảy nặng nếu không can thiệp sẽ tác động đến sức khỏe của mẹ và phát triển của em bé.

Tiêu chảy khi mang thai có kèm theo triệu chứng đau bụng quanh rốn, xuất hiện những cơn đau dữ dội cùng với đi đại tiện ra phân lỏng. Trường hợp này cần can thiệp sớm vì các cơn đau ổ bụng sẽ tạo cơ chế kích thích co bóp của tử cung người mẹ, đe dọa an toàn của bào thai.

vicare.vn-giup-me-bau-tranh-benh-tieu-chay-khi-mang-thai-body-1
Nôn ói là một trong những triệu chứng hay gặp của tiêu chảy khi mang thai

Tình trạng tiêu chảy khi mang thai sẽ khiến cho mẹ dễ bị kiệt sức, mệt mỏi, xanh xao. Kéo theo đó là quá trình trao đổi chất, nuôi dưỡng bào thai từ mẹ cũng bị rối loạn. Điều này gây ra những nguy hại không tốt cho em bé như suy dinh dưỡng, phát triển chậm hoặc có thể khiến thai chết lưu khi ở trong bụng mẹ. Do đó mà các bà bầu không nên xem nhẹ tiêu chảy khi mang thai mà cần đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Kiểm soát tốt hiện tượng tiêu chảy khi mang thai

Muốn kiểm soát tốt tiêu chảy khi mang thai, cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Thông thường, đây là loại bệnh hình thành do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn phải thực phẩm gây dị ứng, tác dụng phụ của thuốc hoặc cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Nếu vào những ngày cuối của thai kỳ, các cơn co thắt dạ con xuất hiện kèm tiêu chảy thì có thể bạn sắp được gặp bé yêu. Tuy nhiên, nếu không rơi vào trường hợp này thì bạn cần phải có biện pháp để ngăn chặn và khống chế tiêu chảy càng sớm càng tốt.

Nhanh chóng bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể

Bất cứ hiện tượng tiêu chảy nào cũng đều dẫn đến tình trạng mất nước. Khi bị tiêu chảy, bà bầu nên uống nhiều nước lọc và có thể uống thêm nước cam, chanh, các loại nước ép trái cây lành tính để vừa bổ sung nước, vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể thêm sức đề kháng.

vicare.vn-giup-me-bau-tranh-benh-tieu-chay-khi-mang-thai-body-2
Uống nhiều nước để cơ thể không bị mất nước do tiêu chảy

Oresol là gợi ý thích hợp cho các mẹ chẳng may bị tiêu chảy. Đây là loại thuốc được đánh giá rất cao trong việc cải thiện nhiều trường hợp tiêu chảy nặng. Lưu ý, khi dùng phải pha đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu pha đặc quá thì sẽ gây nguy hiểm. Trong trường hợp tiêu chảy nặng, mẹ bầu có thể được truyền nước qua tĩnh mạch.

Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Tiêu chảy không chỉ đơn giản là bệnh lý của đường tiêu hóa mà nó gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vấn đề tiêu chảy khi mang thai khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi, vì vậy hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và em bé trong bụng.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ chất

Muốn tiêu chảy nhanh chóng bị đẩy lùi, hãy ăn uống đủ chất và giàu dinh dưỡng. Nên tìm hiểu và ăn các loại thực phẩm tốt cho người tiêu chảy như sữa chua trắng, cháo và bột yến mạch, bánh mì nướng, gạo, nước sốt táo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, chuối, bí hoặc cà rốt nấu chín. Nên hạn chế ăn các loại thức ăn không lành mạnh như nhiều chất béo, khó tiêu, nhiều dầu mỡ.

Thức ăn cần phải chế biến kỹ, nấu chín, sử dụng nguồn nước đảm bảo. Có thể ăn cháo loãng, mềm để đường ruột ổn định rồi sau đó tăng cường bổ sung thêm dưỡng chất.

Đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu tiêu chảy

Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà. Phụ nữ mang thai khi bị tiêu chảy cần đến chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám. Cần thực hiện theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn làm chủ các tình huống do tiêu chảy gây ra, tránh biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Phòng tránh những rắc rối do tiêu chảy khi mang thai

Thực hiện ăn chín uống sôi

Vấn đề ăn uống có mối liên quan rất nhiều đến bệnh lý tiêu chảy ở sản phụ. Cần hạn chế ăn uống ở hàng quán bên ngoài không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không ăn các loại sống chưa rửa sạch, gỏi sống, tiết canh hay thịt tái sống như nem chua. Những nhóm thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, nhiều gia vị khó tiêu nên tránh. Những bà bầu có cơ địa dị ứng với loại thức ăn nào thì nên tránh như cá biển, tôm, ốc vì dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Không nên ăn đồ ôi thiu, đồ để qua đêm.

Sử dụng nguồn nước sạch

Nguồn nước uống, nấu ăn cần đảm bảo. Khi sử dụng nước bẩn, không an toàn sẽ là môi trường trung gian chuyển tải các tác nhân gây bệnh tiêu chảy mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ không chỉ theo dõi sự phát triển của bé mà còn giúp bác sĩ nhận thấy bất thường trong cơ thể người mẹ. Những chẩn đoán chuyên môn sẽ giúp mẹ bầu kịp thời bổ sung dưỡng chất bị thiếu, qua đó tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch để chống lại các mầm bệnh. Hoặc giúp bạn phòng ngừa biến chứng của sản khoa như sinh non.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách điều trị tiêu chảy khi mang thai
  • Mẹ bầu phải làm sao khi uống sữa bầu bị đau bụng, tiêu chảy?