Giun đũa có thể khiến bạn kiệt quệ vì suy dinh dưỡng

Trên thế giới ước tính có 800 đến 1200 triệu người nhiễm bệnh giun đũa, phần lớn trong số đó là trẻ em ở các nước đang phát triển. Mặc dù thường không có triệu chứng, nhưng bệnh giun đũa có thể gây tắc đường tiêu hóa và ống gan - mật. Thậm chí góp phần gây chậm phát triển nhận thức và tăng trưởng ở trẻ em.

Giun đũa có thể khiến bạn kiệt quệ vì suy dinh dưỡng Giun đũa có thể khiến bạn kiệt quệ vì suy dinh dưỡng

Đặc điểm của giun đũa và khả năng lây lan

Giun đũa là một loài giun ký sinh trong ruột non người, nhất là ở trẻ em. Khoảng 1/4 dân số trên thế giới bị giun đũa ký sinh, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật. Tỷ lệ người mắc giun đũa có khác nhau tùy theo vùng, ở vùng ôn đới số người bị giun đũa ký sinh ít và bị nhẹ hơn ở vùng nhiệt đới

Giun đũa có thể đạt đến chiều dài 35 cm. Giun đũa ở trong ruột chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến người bệnh suy yếu. Chúng cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ.

  • Nguồn gây bệnh chính là người và nơi chứa mầm bệnh là đất bị ô nhiễm trứng giun. Người bị nhiễm giun đũa do ăn phải trứng có ấu trùng từ thực phẩm, chủ yếu là rau và nước bị nhiễm bẩn hoặc từ tay bẩn (thường gặp ở trẻ em chơi đùa trên đất). Trứng giun đũa phát triển tốt nhất trong đất ẩm và có bóng mát. Trứng đề kháng được với nhiệt độ thấp kể cả lạnh và các chất tẩy ở nồng độ thông thường. Nhưng nếu gặp ánh sáng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ trên 45 độ C thì trứng sẽ bị tiêu diệt.
  • Đường lan truyền bệnh giun đũa là do sử dụng phân tươi để bón đất, nước thải tưới rau và thực phẩm nhiễm trứng giun.
vicare.vn-giun-dua-co-khien-ban-kiet-que-vi-suy-dinh-duong-body-1

Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe

Tước đoạt chất dinh dưỡng trong cơ thể

Nhiễm giun đũa có thể góp phần làm suy giảm protein. Trong thống kê của một số nghiên cứu đã thực hiện ở người thì ở trẻ em bị có từ 13 đến 40 con giun trong người thì mất khoảng 4g protein mỗi ngày đối với một bữa ăn có từ 35 - 50g protein.

Suy dinh dưỡng dạng khô (gầy đét, da khô, tóc khô...) cũng gắn với nhiễm giun đũa. Nhiễm giun đũa có thể góp phần làm giảm tiền tố A và C. Bằng chứng là trẻ em bị quáng gà hồi phục rất nhanh các triệu trứng ở mắt sau khi được tẩy giun.

Bệnh lý miễn dịch

Một số người bị nhiễm giun đũa có sự nhạy cảm với kháng nguyên của giun đũa thậm chí chỉ vào phòng thí nhiệm nơi đang mổ giun cũng đủ bị viêm kết mạc, nỗi mề đay và lên cơn hen. Da của những người này cực kỳ nhạy cảm với kháng nguyên của giun đũa ở những liều cực nhỏ, họ ngay lập tức bị phản ứng phản vệ, biểu hiện bằng nổi ngứa và có những sang thương màu hồng.

Sự di chuyển của giun trưởng thành ở những người nhạy cảm có thể làm cho hậu môn ngứa dữ dội, thậm chí nôn ói ra giun và phù nề thành môn.

Triệu chứng ở người nhiễm giun đũa

Triệu chứng bệnh có thể gây ra bởi ấu trùng hay giun trưởng thành.

Triệu chứng gây ra bởi ấu trùng giun đũa

Khi ấu trùng giun di chuyển tử ruột lên phổi có thể gây ra hội chứng Loeffler gồm các triệu chứng: sốt ho, khạc đàm, suyễn tăng bạch cầu toan tính và thâm nhiễm ở phổi khi chụp hình X quang.

Ấ ttrùng giun đũa được tìm thấy trong chất hút dày và trong đàm. Nếu ấu trùng đi vào đại tuần hoàn, thì có thể đi lang thang vào não, mắt hoặc võng mạc, gây ra khối u giống như do giun đũa chó, mèo (Toxocara spp). Trẻ nhỏ nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides) thường kết hợp với bị giun đũa chó mèo (Toxocara spp).

Triệu chứng gây ra bởi giun đũa trưởng thành

Trong ruột non

Nơi cư trú bình thường của giun trưởng thành là ruột non. Giun đũa trưởng thành ít gây tai hại cho vật chủ của nó. Nhưng nếu nhiễm nặng có thể gây ra viêm ruột, xoắn ruột tắc ruột hoặc lồng ruột.

vicare.vn-giun-dua-co-khien-ban-kiet-que-vi-suy-dinh-duong-body-2

Ngoài ruột

Khi giun trưởng thành lang thang có thể lạc đến những nơi cư trú bất thường và gây ra triệu chứng cấp tính: tắc ruột, thủng ruột ở những vùng hồi manh tràng, viêm ruột thừa cấp do giun, làm nghẽn ruột, viêm túi thừa, chấn thương dạ dày hoặc ruột. Làm nghẽn bóng Varer, làm hoại tử, tắc ống dẫn mật dẫn đến vàng da. Giun xâm nhập vào mô gan gây áp xe gan, vào cơ quan sinh dục, làm thủng thực quản.

Biến chứng do giun đũa gây nên

Áp xe do giun đũa

Do trên đường di chuyển từ đường mật chung vào gan thì giun đũa cái bị chết tại đây, trứng được phóng thích ra ngoài. Về mô học có thể thấy phản ứng tạo u hạt chung quanh xác giun với trứng nằm chung quanh trong nhu mô gan, trứng nhẵn có hình thoi, vỏ ngoài đã bị tiêu đi. Ở một số vùng trên thế giới, áp xe gan do giun đũa thường gặp ở trẻ nhỏ hơn là áp gan do amíp.

Tổn thương ở màng bụng

Xảy ra khi giun thoát ra khỏi ruột, đi vào phúc mạc, giun cái đẻ trứng và trứng bị phản ứng viêm bao quanh tạo ra u hạt, có thể có những tổn thương phúc mạc giống như lao.

Giun đũa ở đường mật

Ở Philippine người ta tìm thấy giun đũa còn sống hay đã chết trong đường mật (chiếm 20% trong số bệnh nhân được giải phẩu bệnh lý đường mật). Và ở Nam Phi chứng giun chui ống mật này phổ biến ở trẻ em.

Giun đũa trưởng thành thường gây bệnh cấp tính với biểu hiện đầu tiên là đau ở hạ sườn phải, đôi khi có sốt và vàng da do viêm túi mật tái đi tái lại. Có thể thấy giun trưởng thành trên phim chụp X quang có chất cản quang. Giun đũa trưởng thành, ấu trùng và trứng có thể tìm thấy ở phần lõi của các sạn mật.

Đa số các trường hợp nhiễm giun nhẹ thường không có triệu chứng. Nhưng đôi khi nhiễm chỉ 1 con giun duy nhất cũng có thể gây áp xe gan hay làm tắc ống dẫn mật. Triệu chứng cấp tính tương ứng với lượng giun bị nhiễm và triệu chứng nặng có thể xảy ra khi số lượng giun bị nhiễm lên tới hàng trăm con.

Mặc dù tái nhiễm có thể xảy ra suốt đời nhưng có thể làm giảm được những trường hợp nhiễm nặng nếu có được miễn dịch tốt hoặc giảm bớt phơi nhiễm.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh là từ lúc trứng được nuốt vào cơ thể cho đến khi trứng bắt đầu xuất hiện trong phân (60 - 70 ngày). Triệu chứng ở phổi do ấu trùng di chuyển xuất hiện vào ngày 4 -16 sau khi bị nhiễm.

vicare.vn-giun-dua-co-khien-ban-kiet-que-vi-suy-dinh-duong-body-2

Phương pháp phòng tránh bệnh giun đũa

  • Để đề phòng tránh bệnh giun đũa cần phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vệ sinh cho trẻ...
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân thường xuyên, không đi chân đất. Quần áo của người mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun.
  • Phân của trẻ có giun cũng cần phải được xử lý, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Với trẻ nhỏ: không để trẻ lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đít;
  • Định kỳ tẩy giun 6 tháng/lần ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn.

Bệnh giun đũa hiện nay vẫn có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn, tuy nhiên muốn không bị lây nhiễm trở lại thì người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc liên quan đến vệ sinh và ăn uống. Vì bệnh này tuy dễ chữa nhưng nếu nhiềm đi nhiễm lại và để lâu ngày bệnh dễ gây biến chứng lên não, gan, mắt rất nguy hiểm.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm OD phát hiện ký sinh trùng giun đũa chó mèo ở người
  • Khám giun sán ở bệnh viện nào?
  • 3 dấu hiệu cho thấy bạn đã nhiễm giun kim