Giun chui ống mật có nguy hiểm không?

Giun chui ống mật là hiện tượng hay gặp ở nước ta nhất là ở trẻ nhỏ. Vậy giun chui ống mật có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Giun chui ống mật có nguy hiểm không? Giun chui ống mật có nguy hiểm không?

Giun chui ống mật là hiện tượng hay gặp ở nước ta nhất là ở trẻ nhỏ. Vậy giun chui ống mật có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Giun chui ống mật là gì?

Giun chui ống mật là hiện tượng giun từ ruột non đi ngược lên tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật, túi mật. Thông thường, giun hay chui lên ống mật chủ là giun đũa, nơi ống mật chủ đổ vào tá tràng. Đây là bệnh cấp cứu và rất hay gặp ở trẻ em.

Triệu chứng của giun chui ống mật

Khi giun chui lên ống mật, khởi phát sẽ xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, đột ngột, đau vùng thượng vị. Bệnh nhân có thể đau cạnh ức và dưới sườn phải theo từng cơn, bệnh nhân đau thường có tư thế lăn lộn, chổng mông, trẻ em thì bắt bế vác trên vai. Đôi khi bệnh nhân còn nôn ra cả giun.

vicare.vn-giun-chui-ong-mat-co-nguy-hiem-khong-body-1

Sau một tuần đau lăn lộn và chổng mông, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng của nhiễm trùng đường mật biểu hiện toàn thân như: Sốt từ 38- 39 độ, ăn uống kém, các cơn đau bụng dịu đi, nhưng bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tức dưới sườn phải. Da, niêm mạc không vàng hoặc có khi vàng nhẹ.

Thường sau 2-4 tuần khi giun chui ống mật mà không được điều trị bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn áp xe gan với các biểu hiện như: Toàn thân xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng nặng như da xanh, gầy yếu, thiếu máu. Sốt cao từ 39- 40 độ, rét run, ăn uống kém, đau âm ỉ vùng gan. Da niêm mạc vàng nhẹ, gan to ấn vào thấy đau.

Giun chui ống mật có nguy hiểm không?

Giun chui ống mật sau một thời gian dài sẽ chết nhưng khi chết chúng sẽ để lại trứng giun và xác giun không tiêu được, những xác giun không tiêu được sẽ lắng đọng tại mật tạo nên sỏi mật. Sỏi mật hình thành trong ống mật và phát triển to dần gây tắc nghẽn và làm tổn thương ống mật gây nên các bệnh lý như: nhiễm trùng đường mật, áp xe gan, hay có thể gây nên biến chứng viêm tụy cấp nếu như sỏi mật di chuyển và rơi xuống ngã ba mật tụy. Giun chui ống mật thường không nguy hiểm và dễ điều trị tuy nhiên nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Điều trị giun chui ống mật

Bệnh ở giai đoạn sớm có thể điều trị bằng thuốc lợi mật, thuốc tẩy giun, thuốc làm giãn cơ vòng Oddi, không nên sử dụng các thuốc kháng sinh vì sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn làm mất đi triệu chứng của bệnh. Bác sĩ cũng có thể chỉ định mổ lấy giun đối với các trường hợp nặng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Để phòng trường hợp giun chui ống mật chúng ta nên ăn uống vệ sinh, hạn chế ăn các đồ tái, chưa chín, rau sống... Thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần.

vicare.vn-giun-chui-ong-mat-co-nguy-hiem-khong-body-2
Thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần

Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp các bạn biết được giun chui ống mật có nguy hiểm không? cũng như các biện pháp, triệu chứng của giun chui ống mật.

Xem thêm:

  • Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
  • Mẹ cần biết: Không uống thuốc tẩy giun khi cho con bú
  • Bí quyết ăn uống giúp bé phòng ngừa giun sán hiệu quả