Giữa chu kỳ kinh nguyệt ra máu nâu có nên lo lắng?

Nhiều phụ nữ gặp phải trường hợp giữa chu kỳ kinh nguyệt ra máu nâu. Vậy tại sao có hiện tượng này? Có cần phải lo lắng khi ra máu nâu trong chu kỳ kinh nguyệt hay không? Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Giữa chu kỳ kinh nguyệt ra máu nâu có nên lo lắng? Giữa chu kỳ kinh nguyệt ra máu nâu có nên lo lắng?

Nhiều phụ nữ gặp phải trường hợp giữa chu kỳ kinh nguyệt ra máu nâu. Vậy tại sao có hiện tượng này? Có cần phải lo lắng khi ra máu nâu trong chu kỳ kinh nguyệt hay không? Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tại sao máu giữa chu kỳ kinh nguyệt ra máu nâu?

Do phóng noãn

Trong 1 chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, khoảng giữa chu kỳ kinh sẽ có hiện tượng phóng noãn (rụng trứng), sự thay đổi nội tiết buồng trứng có thể tác động đến niêm mạc tử cung, chảy một chút máu. Máu có thể hồng, màu nâu nhạt, đôi khi giống hành kinh nhưng rất ít, chỉ kéo dài khoảng 1 – 3 ngày. Rụng trứng có thể khiến bạn đau nhẹ phần lưng, vùng chậu. Đây là lý do vì sao bạn thấy mình ra máu nâu giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Do viêm nhiễm cơ quan sinh dục

Viêm nhiễm cơ quan sinh dục có thể khiến bạn thấy đau rát, ngứa và đi kèm theo khí hư. Viêm nặng có thể còn khiến bộ phận sinh dục chảy máu nâu. Nếu bắt gặp trường hợp này bạn nên đi khám phụ khoa để điều trị triệt để.

Dấu hiệu mang thai

Sau khoảng 3 – 4 ngày sau quan hệ, trứng đã thụ thai sẽ di chuyển về đáy tử cung để làm tổ. Trứng sẽ bắt đầu “đào bới” niêm mạc tử cung để giúp thai bám chắc chắn. Sự “khoét” niêm mạc tử cung này có thể gây ra hiện tượng máu giữa chu kỳ kinh nguyệt ra màu nâu, tuy nhiên hiện tượng này chỉ diễn ra khoảng 1-2 ngày.

Để xác định đó có phải là dấu hiệu mang thai hay không bạn có thể dùng que thử thai sau 7 đến 10 ngày sau quan hệ, đồng thời theo dõi chu kỳ kinh nguyệt.

Lạc tuyến cơ tử cung

Đây là bệnh lý lành tính thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với các mô niêm mạc phát triển bất thường bên ngoài tử cung gây ra hiện tượng đông máu và máu giữa chu kỳ kinh nguyệt ra máu nâu.

vicare.vn-giua-chu-ky-kinh-nguyet-ra-mau-nau-co-nen-lo-lang-body-2
Dấu hiệu mang thai

Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc như stress hay trầm cảm đều ảnh hưởng đến các lớp lót bên trong tử cung, đồng thời làm chậm quá trình phát tán tế bào nội mạc tử cung và ảnh hưởng quá trình oxy hóa của máu dẫn đến hiện tượng ra máu bất thường và máu giữa chu kỳ kinh nguyệt ra màu nâu.

Máu đông vón cục

Để vận chuyển những cục máu đông ra ngoài do vậy sẽ có một ít dịch máu nâu cũng thoát ra theo. Hiện tượng này sẽ nhanh chóng trở lại màu sắc bình thường trong một vài ngày.

Hiện tượng máu giữa chu kỳ kinh nguyệt ra màu nâu có nên lo lắng?

Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng máu giữa chu kỳ kinh nguyệt ra màu nâu là điều bình thường.

Màu sắc và độ sệt của máu có thể thay đổi trong suốt kỳ kinh của bạn gái. Nó có thể loãng trong ngày này, nhưng lại đặc và có xu hướng vón cục trong ngày tiếp theo. Ngoài ra, máu kinh có thể có màu đỏ tươi hoặc nâu, ra nhiều hoặc ra ít.

Hiện tượng ra máu nâu thường xuất hiện vào cuối thời gian hành kinh. Khi lớp thành tử cung bong ra trong vài ngày đầu tiên của kỳ kinh, máu kinh thường có màu đỏ tươi. Tuy nhiên, gần cuối kỳ kinh, máu kinh sẽ cũ hơn và có thể bị đổi màu.

Đôi khi, hiện tượng ra máu nâu cũng có thể xảy ra vào giữa chu kỳ của bạn gái, trong quá trình rụng trứng. Điều này khá phổ biến ở những bạn gái chỉ mới bắt đầu có kinh hoặc những bạn đang sử dụng biện pháp tránh thai.

Nhìn chung, hiện tượng máu giữa chu kỳ kinh nguyệt ra màu nâu này chỉ kéo dài vài ngày, lượng máu ít và tự hết nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu bạn thấy hiện tượng này kéo dài bất thường thì bạn nên đi khám lại để các bác sĩ xác định lại nguyên nhân chảy máu và điều trị kịp thời.

vicare.vn-giua-chu-ky-kinh-nguyet-ra-mau-nau-co-nen-lo-lang-body-3
Hiện tượng ra máu nâu thường xuất hiện vào cuối thời gian hành kinh

Khi nào hiện tượng máu ra màu nâu là bất thường?

Đôi khi, ra máu nâu kèm theo các triệu chứng khác có thể chỉ ra rằng cơ thể bạn gái đang có vấn đề. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn trải qua bất cứ tình huống nào sau đây:

  • Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày.
  • Chu kỳ ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.
  • Ra máu giữa các chu kỳ.
  • Ra máu sau khi quan hệ tình dục.
  • Đau ở âm đạo hoặc bụng dưới.
  • Sốt cao.
  • Mệt mỏi.
  • Máu kinh ra nhiều.
  • Ra máu nâu sau khi sử dụng vòng tránh thai.

Tình trạng ra máu màu nâu, ra máu nâu kéo dài hoặc ra máu màu đen kéo dài bất thường, tốt nhất chị em cần đi khám chuyên khoa để xác định có phải mình bị viêm nhiễm các bệnh phụ khoa hay không? Bởi hiện tượng ra máu nâu kéo dài, thậm chí ra máu màu đen rất có thể đó là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung, mãn kinh hay tiền mãn kinh, viêm vùng chậu, rối loạn chảy máu tử cung và các bệnh lây qua đường tình dục.

vicare.vn-giua-chu-ky-kinh-nguyet-ra-mau-nau-co-nen-lo-lang-body-4
Ra máu nâu kèm theo các triệu chứng khác có thể chỉ ra rằng cơ thể bạn gái đang có vấn đề

Giáp pháp cho hiện tượng máu giữa chu kỳ kinh nguyệt ra màu nâu

Để không còn xảy ra hiện tượng ra máu nâu bất thường ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần tập cho mình lối sống lành mạnh, vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch rửa an toàn, phù hợp. Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, tăng cường tập luyện điều độ, bổ sung lượng nước thiết yếu hàng ngày.

Bên cạnh đó, nên đi khám để biết mình có bị bệnh phụ khoa hay không? Đây là một trong những nguyên nhân chính gây hiện tượng ra máu màu nâu hoặc ra máu màu đen.

Như vậy, bài viết trên HoiBenh đã giúp bạn lý giải rõ hơn về hiện tượng giữa chu kỳ kinh nguyệt ra máu nâu. Bạn không nên quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ tự hết trong khoảng 1-2 ngày. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về sức khỏe của chính mình, nếu hiện tượng xảy ra một cách bất thường và kéo dài thì bạn nên đặt lịch thăm khám ngay để được điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
  • Tại sao nên tính chu kì kinh nguyệt?
  • 6 hiểu nhầm về chu kỳ kinh nguyệt các bạn nữ nên biết