Giữ an toàn cho trẻ khi ở nhà bếp
Giữ an toàn cho trẻ khi ở nhà bếp là điều khiến các bà mẹ bận tâm. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẽ cho bạn cách để bạn có thể yên tâm lúc nấu nướng.
Giữ an toàn cho trẻ khi ở nhà bếp
Nhiều người cho rằng căn bếp là trái tim của ngôi nhà và gia đình thường dành nhiều thời gian ở trong bếp. Đây cũng là một trong những phòng rất khó để giữ an toàn cho trẻ vì có nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn trong căn bếp. Nhưng với kế hoạch cụ thể dưới đây bạn hoàn toàn có thể khiến bếp trở nên an toàn với trẻ.
Cách giữ trẻ an toàn khi ở nhà bếp
- Giám sát trẻ là cách tốt nhất để giữ chúng an toàn trong bếp. Nếu bạn không thể để mắt tới chúng vì bận nấu bữa tối, vậy hãy tìm một chỗ khác thay thế ví như cho trẻ chơi ở sân gần đó, như vậy trẻ vẫn có thể hoạt động ở khoảng cách an toàn.
- Cất các chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, các sản phẩm làm sạch, và bất kỳ hóa chất gia dụng độc hại khác, tốt nhất là để trên tủ bếp cao. "Khóa an toàn cho trẻ là dụng cụ hữu dụng với trẻ từ 6 và 25 tháng tuổi," Anne Altman, chuyên gia tư vấn về việc giữ an toàn cho trẻ ở Santa Rosa, California đã nói. "Nhưng sau độ tuổi đó, để chốt an toàn lên trên vì chốt xác định được giới hạn mà trẻ có thể nhận ra"
Tuy nhiên một số trẻ nghịch ngợm có thể tìm cách mở khóa an toàn. Nếu trẻ có thể mở tủ đã khóa, bạn cần để những đồ nguy hiểm ra xa tầm tay trẻ hoặc sử dụng cửa an toàn để cách ly trẻ khỏi nhà bếp.
- Cân nhắc việc thay thế các hóa chất độc hại như thuốc tẩy clo (chlorine bleach) và chất tẩy rửa kính amoniac, thành các sản phẩm an toàn như, chất tẩy không clo, giấm, borax, sáp ong, dầu khoáng và dụng cụ mở nắp sử dụng không khí nén ( compressed-air drain openers).
- Túi ni lông và hộp đựng giấy nến để xa tầm tay trẻ vì những đồ này có thể làm trẻ ngạt thở và các cạnh sắc trên hộp đựng giấy nến và các sản phẩm tương tự là mối nguy hiểm với trẻ.
- Mua các sản phẩm (bao gồm vitamins và các loại thuốc khác cũng như hóa chất nhà bếp) có nắp đậy, và giữ các sản phẩm ở nguyên dạng đóng gói. Không bao giờ được chuyển các sản phẩm độc hại vào hộp chứa đồ bình thường hoặc là hộp đựng thức ăn vì có thể bị lẫn và tiềm ẩn mối nguy hiểm.
- Hãy nhớ rằng bao bì chống độc cho trẻ không có nghĩa là bảo vệ an toàn cho trẻ. Nếu bạn để thuốc trong bếp, khóa những đơn thuốc theo toa và không theo toa rồi để xa tầm nhìn của trẻ.
- Để dao và các dụng cụ sắc như lưỡi dao của máy xay ở trong ngăn kéo có khóa hoặc trên trạn bếp cao. Dao gọt, nạo, và các dụng cụ nhà bếp khác có thể sắc và nên coi những đồ này giống như dao.
- Đồ thủy tinh nên để ở nơi cao.
- Để lò nướng, máy làm café và các thiết bị điện khác ra khỏi tầm với của trẻ. Rút phích cắm và cất dây cắm nếu không sử dụng .
- Không đặt nho, bóng bay, tiền xu, hoặc những thứ nguy hiểm gây nghẹn khác trên bề mặt thấp.
- Không bao giờ để thủy tinh, dao hoặc đồ ăn nóng và đồ uống trên bàn mà không để ý, kể cả trong một giây nào đó. Không sử dụng khăn trải bàn vì trẻ sẽ kéo xuống
- Đặt bên cạnh ít nhất 1 cái tủ để trẻ tự mở và khám phá. Không để tủ quá gần lò nướng và lò vi sóng, rồi để đồ chơi thú vị vào bên trong. Ví dụ như hộp nhựa, thìa gỗ, hộp sữa chua đã hết.
Thay đổi các đồ vật trong tủ để gây bất ngờ cho trẻ. Điều đó sẽ khiến trẻ vui sướng và xao nhãng đi, và sẽ không mở các tủ khác nữa (Trừ khi bạn để các tủ khác mở).
- Sử dụng lò đốt ở đằng sau. Nếu bạn cần phải sử dụng lò đốt ở đằng trước, xoay tay cầm của chảo hoặc nồi vào bên trong.
- Khóa cửa ở chỗ để lò nướng, lò vi sóng, bếp ga, tủ lạnh và đặt các núm trên các nút bấm để trẻ không thể bật được lò.
- Nếu có bếp ga, khi không nấu ăn cần phải tắt núm vặn.
- Đóng máy rửa bát khi không sử dụng. Chất tẩy rửa ở máy rửa chén có thể độc hại nếu trẻ ăn phải, vậy nên không đặt bất kì vật gì vào máy rửa chén khi chưa sử dụng.
- Cài đặt hệ thống báo cháy trong bếp hoặc mỗi tầng nhà.
- Mua bình chữa cháy có thể sử dụng trong trường hợp cháy điện và dầu mỡ. Hãy học cách sử dụng nhưng chỉ dùng khi cháy nhỏ. Các trường hợp khác, khẩn trương đưa trẻ ra khỏi nhà và gọi phòng cháy chữa cháy.
- Đậy nắp thùng rác. Đặt lon và chai tái chế trong thùng hoặc túi ni long, để xa tầm tay trẻ. Vứt bỏ những thứ nguy hiểm như nắp kim loại nhọn hoặc kính vỡ bằng cách không bỏ vào thùng rác.
- Sử dụng dây đai khi trẻ ngồi trên ghế cao và luôn phải chú ý đến trẻ.
- Khi bê đồ nóng bằng 1 tay, không ôm trẻ bằng tay kia. (Và đảm bảo rằng khi bạn bê đồ nóng, bạn biết trẻ ở đâu để tránh va phải.)
- Cân nhắc việc lắp đặt vòi nước trong bếp với thiết bị chống bỏng hoặc để máy đun nước ở 120 độ hoặc thấp hơn.
Theo Babycenter