Giật mình với nguyên nhân tử vong sau khi truyền dịch

Hiện nay, điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe bằng phương pháp truyền dịch được ứng dụng khá phổ biến ở mọi cơ sở y tế từ bệnh viện, phòng khám, trạm xá hay thậm chí là thực hiện ngay tại nhà. Mặc dù biện pháp này đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả cao, song cũng vì thế mà khiến cho người bệnh thì lạm dụng còn bác sĩ thì lơ là trong thao tác truyền dịch, từ đó dẫn đến nhiều trư...

Giật mình với nguyên nhân tử vong sau khi truyền dịch Giật mình với nguyên nhân tử vong sau khi truyền dịch

Hiện nay, điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe bằng phương pháp truyền dịch được ứng dụng khá phổ biến ở mọi cơ sở y tế từ bệnh viện, phòng khám, trạm xá hay thậm chí là thực hiện ngay tại nhà. Mặc dù biện pháp này đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả cao, song cũng vì thế mà khiến cho người bệnh thì lạm dụng còn bác sĩ thì lơ là trong thao tác truyền dịch, từ đó dẫn đến nhiều trường hợp tai biến nguy hiểm hay thậm chí là tử vong. Do đó, hiểu đúng về truyền dịch cũng là cách bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân.

vicare-giat-minh-voi-nguyen-nhan-tu-vong-khi-truyen-dich-body-1

Tác dụng của truyền dịch là gì?

Truyền dịch là liệu pháp đưa vào cơ thể người bệnh một lượng dung dịch, thuốc thông qua đường tính mạch hoặc dưới da với tác dụng như sau:

- Hồi phục cơ thể cho bệnh nhân bị mất nước, sốt xuất huyết...

- Thanh lọc, giải độc cơ thể, lợi tiểu

- Cung cấp chất dinh dưỡng trong trường hợp bệnh nhân không ăn uống được

- Đưa một lượng thuốc vào cơ thể để điều trị bệnh.

vicare-giat-minh-voi-nguyen-nhan-tu-vong-khi-truyen-dich-body-5

Điều kiện để truyền dịch là gì?

Truyền dịch là phương pháp mang lại hiệu quả khá nhanh chóng với trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết, tiêu chảy mất nước, trước hoặc sau khi trải qua phẫu thuật. Tuy nhiên, những người đang mắc bệnh phù phổi cấp, bệnh tim được khuyến cáo là không nên truyền dịch hoặc tùy chỉnh theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân xảy ra tai biến khi truyền dịch?

Với những kỹ thuật thực hiện không quá phức tạp nên truyền dịch được sử dụng rất phổ biến từ thị trấn đến nông thôn, song do kiến thức “sơ sài” về phương pháp điều trị này khiến nhiều người chỉ nghĩ đó là “chất bổ” và cứ mệt là muốn bổ sung. Trên thực tế, truyền dịch đều là cách loại thuốc đặc biệt và cần đến sự chỉ định của bác sĩ, hơn nữa, nhiều loại bệnh còn tuyệt đối không được truyền dịch. Từ đó, nhiều trường hợp tai biến xảy ra một cách đáng tiếc.

- Sử dụng loại truyền dịch không phù hợp với tình trạng bệnh, lứa tuổi

- Người thực hiện truyền dịch làm chệch ven khiến dịch chảy ra ngoài, bầm tím tại nơi xuyên tĩnh mạch hoặc gây lở loét do tiêm ra ngoài thành mạch, mũi vát của mũi tiêm chưa đi sâu vào trong lòng mạch

- Cơ địa người bệnh dụng ứng với dịch truyền hoặc kháng sinh được bổ sung trong dịch truyền dẫn đến phản ứng sốc

- Chất lượng dịch truyền hoặc dụng cụ sử dụng không đảm bảo điều kiện vô trùng

- Tốc độ truyền dịch quá nhanh

Những tai biến thường gặp khi truyền dịch và cách xử lý

Trong trường hợp bác sĩ hoặc bệnh nhân không tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc khi truyền dịch, người bệnh có thể gặp phải những tai biến sau đây:

- Dịch truyền không chảy do kim truyền bị lệch hoặc kim bị tắc. Trong trường hợp này cần điều chỉnh lại kim, độ dốc kim hoặc phải thay kim

- Vị trí truyền dịch bị phồng tím: Đối với hiện tượng này thì cần phải tiêm truyền lại tại vị trí khác. Ngoài ra, môi trường và dụng cụ tiêm truyền phải đảm bảo vô trùng.

- Phù phổi cấp: Tai biến này thường gặp ở những bệnh nhân cao huyết áp, suy tim mà lại truyền dịch với tốc độ nhanh và hàm lượng nhiều. Khi người bệnh thường có biểu hiện đau ngực, khó thở, sắc mặt tím tái cần ngừng truyền dịch ngay lập tức, đồng thời chuẩn bị phương tiện để xử lý kịp thời như hô hấp nhân tạo, thở oxy...

vicare-giat-minh-voi-nguyen-nhan-tu-vong-khi-truyen-dich-body-4

Như vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình, trước khi thực hiện bất cứ một phương pháp điều trị nào cần hiểu rõ nguyên lý, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn bác sĩ chuyên khoa giỏi và cơ sở y tế khám và điều trị bệnh.