Giáo dục sớm: Việc đầu tiên đó là để con chơi đúng hay sai?
Hiện nay, các bố mẹ Việt ngày càng quan tâm tới các phương pháp giáo dục sớm dành cho trẻ từ Mỹ, Nhật cho đến Do Thái với hàng trăm cuốn sách và tài liệu kèm theo được quảng bá là giúp trẻ thông minh. Có nhiều bố mẹ có ý kiến rằng giáo dục sớm cho trẻ việc làm đầu tiên là cho trẻ chơi đúng hay sai?
Giáo dục sớm: Việc đầu tiên đó là để con chơi đúng hay sai?
Hiện nay, các bố mẹ Việt ngày càng quan tâm tới các phương pháp giáo dục sớm dành cho trẻ từ Mỹ, Nhật cho đến Do Thái với hàng trăm cuốn sách và tài liệu kèm theo được quảng bá là giúp trẻ thông minh. Có nhiều bố mẹ có ý kiến rằng giáo dục sớm cho trẻ việc làm đầu tiên là cho trẻ chơi đúng hay sai?
1. Hãy để trẻ tự do chơi
Cho trẻ tham gia các lớp học kĩ năng cũng là một cách chơi, nhưng không giống như khi bạn cho trẻ một môi trường tự do hoàn toàn. Đã là lớp học thì bao giờ cũng có chương trình riêng và khi tham gia thì ít nhiều trẻ sẽ phải tuân theo các bước đã lập sẵn.
Ngay cả ở Mỹ - một quốc gia vốn tự hào với nền giáo dục tiên tiến nhất nhì thế giới, các chương trình giáo dục tại nhà trường đang ngày càng trở nên dập khuôn và tập trung quá nhiều vào các bài test, ghi nhớ
Đối với đa số các gia đình thì vấn đề có lẽ không nghiêm trọng đến thế, nhưng nói ra để thấy rằng với thiện ý mong muốn những điều tốt nhất cho con chưa chắc đã đem đến cho trẻ những điều tốt nhất.Trẻ học tốt nhất là khi chúng được tự do chơi. Trong những năm đầu đời trẻ cần nhất là sự yêu thương, tình cảm từ bố mẹ và mọi người xung quanh và tự do khám phá thế giới theo cách của mình. Điều này sẽ giúp trẻ xây dựng các kĩ năng xã hội, sự tự tin và trí tưởng tượng những yếu tố quan trọng cho sự phát triển lành mạnh và toàn diện về sau, chứ không cần thiết phải có sự tăng cường về các chương trình giáo dục sớm đang sôi sùng sục như hiện nay.
Một môi trường lí tưởng dành cho trẻ là một môi trường bình thường là tất cả những gì tự nhiên nhất trong cuộc sống hằng ngày mà trẻ tương tác.Điều đó có nghĩa là trẻ có thể được sờ, nắm, nếm, ngửi tất cả những gì mà chúng thấy trong cuộc sống hằng ngày, như là nghịch nước, chơi với cát, sỏi, chạy trên bãi cỏ, xúc đất, chăm sóc cây, sờ vào chai lọ nồi niêu của bố mẹ, chứ không phải là ngồi học những bài phát triển trí thông minh trong sự nhàm chán, trong khi đụng vào cái gì trong nhà thì đều bị la mắng, cấm đoán.
2. Những sai lầm khi giáo dục trẻ sớm
Quan điểm về khó và dễ
Trong suy nghĩ của trẻ không có sự phân biệt giữa khó và dễ. Chúng không hề biết khó hay dễ là cái gì, chúng sẽ tiếp nhận khi cảm thấy hiếu kỳ, ngược lại sẽ từ chối khi cảm thấy không thích. Trẻ chưa bao giờ có được cảm giác nghĩa vụ, cảm giác có trách nhiệm hay cảm giác đang khó khăn. Bạn luôn cho rằng học tiếng mẹ đẻ dễ, học ngoại ngữ khó. Nhưng trẻ lại không nghĩ thế. Từ khi trẻ được sinh ra, bất cứ ngôn ngữ nào trẻ được tiếp xúc sớm nhất cũng đều là ngoại ngữ đồng thời là tiếng mẹ đẻ. Giả sử một em bé có mẹ nói tiếng Việt, bố nói tiếng Anh, bà nội nói tiếng Pháp... thì lẽ tất nhiên bé sẽ nói tất cả những ngôn ngữ ấy mà không cần phân biệt đâu là dễ đâu là khó, đâu là ngoại ngữ, đâu là tiếng mẹ đẻ.
Quan điểm về khổ và sướng
Người lớn thường sợ trẻ con khổ sở khi phải học từ sớm. Có người còn tuyên bố rằng: Tôi không để con mình phải học, chỉ cần nó tự do tự tại vui chơi là được. Thế nhưng người đó đâu biết rằng giáo dục ngay từ đầu một cách khoa học chính là cuộc sống vui vẻ nhất của trẻ. Trẻ là một đối tượng không sợ bất cứ một áp lực nào, không có một đứa trẻ bị bắt ép nào mà lại thông minh sớm cả. Bạn bắt ép trẻ học, trẻ sẽ phản kháng, bạn tiếp tục ép trẻ sẽ khóc, bạn vẫn còn muốn ép trẻ sẽ lăn ra ngủ. Nếu người lớn ép học sẽ chỉ khiến chúng nảy sinh cảm giác chán ghét học hành mà thôi. Giáo dục sớm kết hợp hài hòa giữa học tập và vui chơi, học mà chơi, chơi mà học. Với tất cả những hoạt động chứa đầy sự thú vị và hấp dẫn, trẻ luôn vui vẻ động não, tập trung sự chú ý cũng như tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, dù bạn không dạy chúng vẫn cứ học. Vì vậy giáo dục sớm phản đối việc “khổ học” đồng thời cũng phản đối trẻ vui chơi tự do vô bổ.Quan điểm về sự nhồi nhét
Phần lớn người lớn cho rằng trí não của trẻ còn quá non nớt, nếu chúng ta nhồi nhét kiến thức một cách thái quá sẽ khiến trẻ bị stress, mụ mẫm và không lớn được. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Trong giai đoạn này, trẻ học bằng phương pháp chụp ảnh. Nghĩa là tất cả những gì trẻ nhìn thấy đều được đưa lên não bằng hình ảnh. Cái tivi thật được não bé nhận diện là tivi, còn chữ “tivi” cũng in vào não bé một cách tương tự chứ bé không cần phải phân tích đâu là phụ âm, đâu là nguyên âm, đâu là dấu, đâu là âm tiết... Điều đó quá phức tạp, não bé chỉ cần biết rằng chữ “tivi” tức là tivi, thế thôi. Hãy nhớ rằng em bé chính là cái “máy chụp ảnh”, cái “máy ghi âm” và “máy nghe trộm” tinh vi nhất. Vì thế những gì não bé được tiếp xúc sẽ hằn sâu trong tiềm thức, trở thành cái gốc, cái nền móng giúp bé học tập dễ dàng hơn khi trưởng thành.
Chỉ có một cuộc sống phong phú về thể lực và trí lực, đời sống tình cảm tốt và các hoạt động làm tang ý chí mới có thể đem lại cho trẻ những năm tháng ấu thơ tươi vui và hạnh phúc, mới để lại trong chúng những thời khắc vàng của tuổi thơ. Do đó, các bạn đừng bao giờ để con trẻ tự do vui chơi vô bổ trong những năm tháng đầu đời.
Trên đây, HoiBenh đã phân tích cho các bạn biết về việc giáo dục cho trẻ sớm đó là việc cho trẻ chơi, như thế trẻ mới thông minh hơn với việc tò mò về trò mình đang chơi. Bố mẹ có thể cho trẻ chơi những trò có liên quan đến sự tư duy và sự nhanh nhảy để trẻ có thể từ đấy hiểu biết, thông minh hơn.