Giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu?
Bệnh nhân luôn muốn tìm hiểu nên khám bệnh giãn tĩnh mạch chân ở đâu để nhanh khỏi và không để lại di chứng nhất
Giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu?
Giãn tĩnh mạch chân hay còn có 2 tên gọi khác là giãn tĩnh mạch chi dưới hoặc suy van tĩnh mạch chi dưới là hiện tượng suy giảm chức năng của hệ thống tính mạch đưa máu trở về tim tại vùng chân, từ đó máu sẽ bị ứ đọng lại. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể đẫn dến phù chân, nhức mỏi chân kéo dài, chuột tút, kiến bò, tê dị cảm về đêm...
Hiện nay tại Việt Nam, bệnh giãn tĩnh mạch chân đang có xu hướng trẻ hóa – số ca mắc bệnh ở những người trẻ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhu cầu khám và điều trị bệnh ngày càng tăng cao, bệnh nhân luôn muốn tìm hiểu nên khám bệnh giãn tĩnh mạch chân ở đâu để nhanh khỏi và không để lại di chứng nhất. HoiBenh xin giới thiệu các cơ sở khám bệnh giãn tĩnh mạch chân uy tín trên cả nước
1.Khám và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân khu vực phía Bắc
- Viện E
Địa chỉ: 89 Trần Cung – Phường Nghĩa Tân – Hà Nội, và 1 phòng khám trực thuộc bệnh viện tại Phan Huy Chú – Hà Nội
- Viện tim Hà Nội
Địa chỉ cơ sở 1: 92 Trần Hưng Đạo – Phường Cửa Nam – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Địa chỉ cơ sở 2: Đường Võ Chí Công – Quận Tây Hồ - Hà Nội
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: Số 1 Trần Thánh Tông – Phường Bạch Đằng – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Địa chỉ: Số 1A Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội
Hiện nay, bệnh viện Lão khoa Trung ương đang ứng dụng phương pháp laser trong can thiệp và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới, được đánh giá có hiệu quả điều trị cao hơn và người bệnh có thể vận động bình thường ngay sau khi được can thiệp thủ thuật.
2.Khám và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân khu vực phía Nam Bệnh viện Trưng Vương
- Viện Tim Tâm Đức
Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Lương Bằng – Phường Tân Phú – Quận 7 – TP Hồ Chí Minh
- Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 88 Thành Thái - Phường 12 – Quận 10 – TP Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – TP Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Khoa Ngoại Tim mạch – Lồng Ngực
Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long – Phường 12 – Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
Địa chỉ: 315 Quốc lộ 91B – Phường An Bình – Quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ
3.Khám và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân khu vực miền Trung
- Bệnh viện Đa khoa Nghệ An
Địa chỉ: Km5 Đại lộ Lenin – Xóm 14 – TP Vinh – Nghệ An
- Bệnh viện Đà Nẵng
Địac hỉ: 124 Hải Phòng – Thạch Thang – TP Đà Nẵng
4. Một số kinh nghiệm trong điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân
Ngoài ra, HoiBenh cũng xin cung cấp thêm thông tin về kinh nghiệm điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân để bạn đọc tham khảo.
Hiện nay, bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân thường được điều trị bằng 3 phương pháp sau:
- Điều trị bằng áp lực
Trong phương pháp này, bệnh nhân sẽ được sử dụng tất y khoa hoặc băng ép, với mục đích là làm giảm đường kính của tĩnh mạch, làm các van tĩnh mạch đóng lại, ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân (Cơ chế đơn giản như van 1 chiều). Đây là phương pháp đầu tiên các bác sĩ sẽ áp dụng cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân. Nhìn chung, đây là phương pháp an toàn, tiết kiệm chi phí và được xác nhận có tác dụng làm bệnh không tiến triển xấu đi. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn chưa biết được chính xác áp lực cần tạo ra cho từng mức độ bệnh là bao nhiêu và phương pháp phụ thuộc nhiều vào tính dung nạp và chấp nhận của người bệnh.
- Điều trị bằng phẫu thuật
Nếu 2 bắp chân có nhiều búi gân xanh, nổi lên thành từng cục, rất có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để lấy những búi này ra. Phương pháp phẫu thuật hiện được các bệnh viện sử dụng thường là stripping, đốt laser nội mạch, đốt nhiệt cao tầng, phương pháp Muller mổ lấy bũi tĩnh mạch bị giãn tại chỗ hoặc chích xơ tạo bọt.
- Điều trị bằng thuốc uống
Nếu tình trạng bệnh chưa nghiêm trọng, có thể sử dụng một số loại thuộc để kiểm soát hư: Rutin C, Daflon, Veinamitol hoặc các loại thuốc có khả năng xơ hóa lòng mạch tại chỗ.
Ngoài ra, nếu đã mắc bệnh, bạn có thể tập cho mình các thói quen sau để giảm các cơn đau cũng như hỗ trợ điều trị bệnh
- Hạn chế ngồi xổm, vắt chéo chân và đi giày cao gót
- Khi ngủ kê chân bằng gối mềm cao khoảng 15 cm
- Tập thể dục, đặc biệt là hít thở sâu để tăng cường sức bền của thành mạch máu
- Không ngâm chân nước nóng, hạn chế đứng nơi có nhiệt độ cao
- Tăng cường chất xơ và vitamin cho cơ thể
HoiBenh hi vọng, những cơ sở y tế trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi bệnh giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu, cũng như biết những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh mau khỏi. Trước nguy cơ trẻ hóa của bệnh, thiết nghĩ chúng ta cũng nên tăng cường vận động, tập thể dục thể thao đều đặn để phòng ngừa bệnh hiệu quả.