Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết có nguy hiểm không gây hoang mang cho nhiều người. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó và đưa ra những lưu ý giúp tăng tiểu cầu trở lại trạng thái bình thường.
Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết có nguy hiểm không gây hoang mang cho nhiều người. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó và đưa ra những lưu ý giúp tăng tiểu cầu trở lại trạng thái bình thường.
Tiểu cầu là gì?
Máu là một loại dịch trong cơ thể gồm hai thành phần:
Thành phần chất lỏng gọi là huyết tương và thành phần tế bào bao gồm các tế bào hồng cầu tạo nên màu đỏ của máu, các tế bào bạch cầu màu trắng và các tế bào tiểu cầu màu vàng.
- Hồng cầu: cung cấp chất dinh dưỡng và khí Oxy cho mô, tế bào.
- Bạch cầu: chống lại vi khuẩn bảo vệ cơ thể.
- Tiểu cầu: giúp đông máu khi cơ thể có vết thương, ngăn cản sự chảy máu.
Bệnh giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết là bệnh gì?
Bệnh giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết là tên gọi tắt của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một loại bệnh lý miễn dịch.
Bình thường khi cơ thể bị vật lạ xâm nhập, ví dụ như vi trùng, vi rút, ký sinh trùng..., tế bào bạch cầu sẽ tạo ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các vật lạ này. Khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể nhận diện lầm một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ và tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận đó. Trong trường hợp này cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu. Các kháng thể này gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ.
Bệnh tiểu cầu do sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Các trường hợp xuất huyết nặng bao gồm: xuất huyết tiêu hóa (ói ra máu), xuất huyết đường niệu (tiểu đỏ), xuất huyết não màng não (tai biến)....Tuy nhiên tỉ lệ xuất huyết não màng não rất thấp, chỉ khoảng 0.5-1% người bệnh.
Cách điều trị giảm tiểu cầu do xuất huyết
Uống nước ép lá đu đủ: Các enzyme có trong lá đu đủ làm tăng số lượng tiểu cầu, cải thiện các yếu tố đông máu và đảo ngược các tổn thương gan do virus gây nên.
Uống một cốc nước ép quả mọng mỗi ngày giúp tăng số lượng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết dengue. Các loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa vì vậy nó giúp trung hòa các gốc tự do và giúp cơ thể tăng cường sản xuất tiểu cầu.
Ăn cà chua hoặc uống nước ép cà chua: Lycopene trong cà chua có thể giúp cơ thể tăng lượng tiểu cầu. Vitamin A có vai trò hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào.
Nước ép nha đam cũng giúp bạn tăng số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
Bổ sung vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và vitamin C liều cao sẽ ngăn ngừa tổn thương gốc tự do của tiểu cầu. Các thực phẩm giàu vitamin C bạn có thể bổ sung cho cơ thể là: Cam, chanh, dâu tây, kiwi.
Bổ sung vitamin B12 và acid folic: Vitamin B12 và acid folic là hai dưỡng chất cần thiết cho sự sản xuất của nhiều yếu tố trong máu, bao gồm tiểu cầu. Để tăng lượng B12 và acid folic trong cơ thể, bạn có thể ăn rau bina, trái cây có múi, uống sữa...
Một số lưu ý khác đối với người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Hạn chế vận động mạnh, hạn chế chơi những môn thể thao có tính đối kháng và va chạm nhiều
Theo dõi kinh nguyệt đối với trẻ em gái đến tuổi dậy thì, nếu lượng máu kinh nhiều nên báo với bác sĩ để có điều trị thích hợp.
Khi bị một bệnh lý khác như huyết khối tĩnh mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp... người bệnh cần phải sử dụng thuốc kháng đông phải khai rõ tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch và thuốc đang sử dụng nếu có với bác sĩ.
Khi người bệnh cần nhổ răng, làm thủ thuật xâm lấn hoặc phải phẫu thuật cũng cần khai rõ tiền sử bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch của mình.
Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ nếu tình trạng bệnh chưa ổn định thì nên tránh mang thai vì có thể không an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Điều quan trọng nhất là người bệnh phải tái khám và tuân thủ điều trị vì tính chất nguy hiểm và dễ tái phát của bệnh cũng như các tác dụng phụ thường gặp của thuốc.
Với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết có nguy hiểm không? cùng những lưu ý và cách điều trị. Chúc các bạn áp dụng thành công và luôn khỏe.
Xem thêm:
- Khi nào Việt Nam có vắc-xin sốt xuất huyết? Vacxin sốt xuất huyết có tác dụng ra sao?
- Bị bệnh sốt xuất huyết điều trị bao nhiêu ngày thì khỏi?
- Những dấu hiệu cho thấy bạn sắp khỏi bệnh sốt xuất huyết