Giảm đau sau phẫu thuật

Những cơn đau nghiêm trọng sau phẫu thuật hoàn toàn có thể được điều trị thành công. Thuốc giảm đau và gây tê hiện đại có thể kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật và giúp cơ thể người bệnh hồi phục.

Giảm đau sau phẫu thuật Giảm đau sau phẫu thuật

1. Lên kế hoạch cho cuộc phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi với Bác sĩ phẫu thuật và Bác sĩ chăm sóc về kiểm soát đau, lựa chọn điều trị:

  • Trao đổi với bác sĩ về mức độ đau khi thực hiện phẫu thuật này và thời gian hồi phục dự tính.
  • Trình bày với bác sĩ về các trải nghiệm đau trước kia và các biện pháp kiểm soát đau, cũng như lưu ý với bác sĩ các biện pháp nào có và không có tác dụng giảm đau đối với cơ thể trong quá khứ.
  • Nếu đã dùng thuốc để trị những cơn đau mãn tính, cơ thể người bệnh sẽ giảm nhạy với thuốc giảm đau. Bác sĩ sẽ tham vấn những lựa chọn để điều trị cả cơn đau mãn tính và đau hậu phẫu.
  • Bác sĩ cần biết tất cả thông tin của người bệnh có thể tương tác với thuốc giảm đau sau mổ. Người bệnh có thể cần thay đổi chế độ dùng thuốc trước và sau phẫu thuật
  • Liệt kê cho bác sĩ thời gian vừa qua bạn uống bia rượu, hút thuốc như thế nào.
  • Tham khảo bác sĩ về các can thiệp có thể hỗ trợ cho kế hoạch điều trị của mình, chẳng hạn như các can thiệp hành vi tâm lý để giải quyết lo lắng hoặc kỹ năng đối phó cơn đau.

2. Các loại thuốc giảm đau

  • Gây tê tại chỗ, như lidocaine và bupivacaine, khiến người bệnh mất cảm giác tại một vùng nhất định trong thời gian ngắn.
  • Thuốc giảm đau khám viêm không steroid (NSAIDs) —như ibuprofen (Advil, Motrin IB, vân vân), naproxen (Aleve, Anaprox, vân vân), celecoxib (Celebrex) hay ketorolac — giảm các hoạt động viêm vốn làm tăng cảm giác đau.
  • Thuốc giảm đau hướng thần có thể được sử dụng để kiểm soát đau sau mổ bao gồm thuốc chống lo âu midazolam hoặc thuốc chống co giật gabapentin (Gralise, Horizant, Neurontin) và pregabalin (Lyrica).

Phẫu thuật viên thường kê thuốc giảm đau phối hợp để giảm đau và hạn chế tác dụng phụ, cho phép người bệnh tiếp tục hoạt động phù hợp để phục hồi.

3. Giảm đau sau đại phẫu

vicare.vn-giam-dau-sau-phau-thuat-body-1
Giảm đau ngoài màng cứng

Mục tiêu chính của kiểm soát cơn đau sau đại phẫu là để người bệnh thức dậy tương đối thoải mái và trải qua quá trình chuyển đổi sang kiểm soát cơn đau không bị gián đoạn, nhưng một số sự không thoải mái thường hay xảy ra và nên được dự kiến trước sau khi phẫu thuật.

  • Thuốc giảm đau dạng truyền tĩnh mạch (IV)

Trước phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đặt một ống nhựa mảnh (ống thông- catheter) vào tĩnh mạch tay hoặc cánh tay để truyền dịch, thuốc an thần, thuốc gây mê, thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau. Ống thông (catheter) được dùng để truyền thuốc giảm đau cho đến khi người bệnh có thể dùng thuốc đường uống.

Hầu hết các bệnh viện cũng cung cấp bơm truyền giảm đau PCA (Bệnh Nhân Tự Kiềm Chế Cơn Ðau) - một hệ thống cho phép người bệnh ấn nút để tự điều khiển truyền liều thuốc cố định. Bằng cách này, bạn không cần phải gọi điều dưỡng mỗi lần cần thuốc giảm đau

Hệ thống PCA có các biện pháp bảo vệ tích hợp để ngăn người bệnh dùng thuốc giảm đau quá liều. Nếu người bệnh nhấn nút nhiều lần trong một khoảng thời gian đã đặt, bộ phân phối sẽ bỏ qua yêu cầu thứ hai.

  • Giảm đau ngoài màng cứng

Đối với gây tê ngoài màng cứng, thuốc giảm đau tiêm qua ống thông được đưa vào khoang ngoài màng cứng trong ống sống nhưng bên ngoài dịch tủy sống. Ống thông ngoài màng cứng thường được sử dụng cho chuyển dạ và sinh nở, và đôi khi trước khi phẫu thuật, chẳng hạn như mổ lấy thai hoặc đại phẫu bụng.

Ống thông ngoài màng cứng có thể được giữ nhiều ngày nếu cần để kiểm soát đau sau mổ. Thuốc giảm đau bao gồm thuốc để gây tê tại chỗ có thể được truyền liên tục để kiểm soát đau.

Bệnh nhân tự kiềm chế gây tê ngoài màng cứng (PCEA), tương tự PCA, cho phép người bệnh tự bấm nút truyền một liều thuốc khi đau. Hệ thống này cũng có các biện pháp bảo vệ tích hợp để ngăn người bệnh dùng thuốc giảm đau quá liều.

  • Gây tê tủy sống

Một số phẫu thuật được tiến hành với gây tê tủy sống, khi thuốc được tiêm trực tiếp vào tủy sống.

Gây tê tủy sống dễ dàng và nhanh hơn gây tê ngoài màng cứng, nhưng tác dụng của biện pháp này không lâu vì không có ống thông cho phép đặt để tiếp tục truyền thuốc giảm đau.

  • Phong bế thần kinh

Biện pháp phòng bế thần kinh sử dụng gây tê tại chỗ khu trú tại một phần của cơ thể, như một cánh tay hoặc cẳng chân. Nó ngăn các tín hiệu đau chạy từ dây thần kinh về não. Phong bế thần kinh được áp dụng cho các thủ thuật ngoại trú hoặc phẫu thuật nội trú liên quan nhiều hơn.

Để tác dụng giảm đau kéo dài nhiều giờ, phong bế thần kinh thường được thực hiện bằng một mũi tiêm, để kiểm soát đau lâu hơn, nhân viên y tế sẽ đặt một ống thông truyền thuốc giảm đau liên tục để người bệnh tự kiểm soát cơn đau.

  • Gây tê thâm nhiễm trong điều trị vết thương

Phẫu thuật viên tiêm thuốc tê vào khu vực có vết thương suốt thủ thuật hoặc đặt ống thông để truyền thuốc giảm đau hậu phẫu. Biện pháp gây tê cục bộ này giảm việc sử dụng opioid trong quá trình phục hồi của người bệnh.

4. Giảm đau sau tiểu phẫu và suốt quá trình hồi phục tại nhà

Bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu tổng quát cho người bệnh, như nghỉ ngơi, chườm đá, các bài tập phục hồi chức năng và chăm sóc vết thương.

Đối với các tiểu phẫu, những bước này có thể là phương tiện chính để kiểm soát cơn đau. Sau những ca đại phẫu, chúng sẽ làm dịu bớt những khó chịu khi chuyển đổi thuốc.

Người bệnh có thể được chuyển sang dùng thuốc giảm đau đường uống trước khi xuất viện và tiếp tục uống thuốc tại nhà để kiểm soát đau, có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc ở dạng viên, có thể bao gồm những loại sau đây:

  • Acetaminophen
  • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid NSAIDs, như ibuprofen và naproxen

Cũng giống như với quản lý đau tại bệnh viện, sự kết hợp của các loại thuốc mà người bệnh sử dụng tại nhà có thể gây ra ít tác dụng phụ.

Gia đình và người bệnh cần hiểu rõ thành phần hoạt chất trong mỗi loại thuốc giảm đau và hỏi bác sĩ về các tương tác có thể xảy ra với các loại thuốc không kê đơn bệnh nhân có thể sử dụng, chẳng hạn như thuốc cảm, hoặc các loại thuốc kê toa hoặc thuốc bổ mà thường xuyên sử dụng.

vicare.vn-giam-dau-sau-phau-thuat-body-2
Người bệnh có thể được chuyển sang dùng thuốc giảm đau đường uống trước khi xuất viện

6. Vai trò của người bệnh trong việc kiểm soát cơn đau

Sau phẫu thuật, sự trợ giúp của đội chăm sóc y tế nhằm phục hồi nhanh chóng và ít đau nhất có thể. Cần liên lạc với bác sĩ và điều dưỡng để giúp họ đánh giá và điều chỉnh kế hoạch kiểm soát đau.

  • Hãy cho bác sĩ và điều dưỡng biết cảm giác đau như thế nào, đau ở đâu và những động tác hoặc vị trí nào làm cơn đau đỡ hơn hoặc tệ hơn. Cường độ đau thường được nhân viên y tế hỏi theo thang điểm từ 0 đến 10, trong đó 0 là không đau và 10 là đau nhiều nhất có thể tưởng tượng. Trình bày càng cụ thể, bác sĩ càng có thể giúp được nhiều hơn.
  • Hãy thông báo cho nhân viên y tế nếu cảm thấy buồn ngủ, táo bón, buồn nôn hoặc bất kỳ tác dụng phụ nào khác của thuốc. Thay một loại thuốc khác hoặc đổi liều thuốc đôi khi có thể giảm những tác dụng phụ khó chịu, và những tác dụng phụ này thường có thể điều trị giảm bớt.

Chương trình Tăng cường hồi phục sau phẫu thuật (ERAS) tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là sự kết hợp các phác đồ chăm sóc đa phương thức chu phẫu (trước, trong, sau phẫu thuật) nhằm giúp cho bệnh nhân hồi phục nhanh và sớm sau phẫu thuật.

Bệnh nhân được tư vấn cụ thể về ERAS trước phẫu thuật, để từ đó có thể yên tâm tham gia vào tiến trình điều trị và chăm sóc hậu phẫu với nhân viên y tế. Người bệnh được tối ưu dinh dưỡng, được áp dụng phác đồ gây mê - giảm đau chuẩn, phục hồi nhanh và vận động sớm.

Để thực hiện ERAS, nhất thiết phải có sự phối hợp của ít nhất 5 Khoa/phòng: Gây mê hồi sức, Dinh dưỡng, Phục hồi chức năng, Phẫu thuật và Chăm sóc điều dưỡng, với sự tham gia của đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm. So với phương pháp chăm sóc truyền thống, ERAS đã có những ưu điểm nổi bật hơn hẳn giúp hỗ trợ người bệnh tối đa trong bình phục sức khỏe hậu phẫu thuật.

Đối với phẫu thuật điều trị ung thư, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn, không cần phải thực hiện thụt tháo. Trong khi mổ, không cần đặt dẫn lưu, không cần dùng morphin giảm đau, đối với kháng sinh chỉ dùng 1 liều duy nhất gọi là kháng sinh dự phòng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tính toán để tối ưu dịch truyền tránh rối loạn nước - điện giải.

Với những cuộc “đại phẫu thuật” như cắt đại tràng, nếu như trước đây người bệnh thực hiện phương pháp truyền thống, phải nằm viện ít nhất 7-10 ngày và người bệnh còn phải liên tục tiêm truyền kháng sinh hằng ngày, hệ thống dẫn lưu rất phức tạp. Với ERAS, chỉ cần 3 ngày là bệnh nhân được xuất viện, với tình trạng sức khỏe tốt.

Xem thêm:

  • Thuốc Ibuprofen là thuốc gì và có dùng được cho trẻ em không?
  • Tìm hiểu về thuốc bôi nhiệt miệng orrepaste
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc paracetamol để hạn chế tác dụng phụ