Giải quyết vấn đề bị bắt nạt ở trẻ em
Hiện tượng bắt nạt lại là một hành vi hoàn toàn có chủ ý của người gây hành động nhằm làm tổn thương các nạn nhân người đó nhắm đến.
Giải quyết vấn đề bị bắt nạt ở trẻ em
Với trẻ con, đặc biệt là những trẻ nhỏ đang học cấp 1, cấp 2, việc bị bạn bè cô lập và bắt nạt là điều vô cùng quan trọng. Đáng lo là ở lứa tuổi này, trẻ thường ngại ngần không muốn tâm sự với bố mẹ về việc của mình. Nếu bạn là một bậc phụ huynh, bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây của HoiBenh.
Khi việc trêu đùa đi quá giới hạn
Chúng ta hãy phân biệt sự khác nhau giữa trêu đùa và bắt nạt. "Trêu đùa thường xảy ra giữa những người bạn hoặc trẻ em đang cố gắng để thân thiết với nhau hơn”, theo Patricia Agatston, Tiến sĩ, Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống bắt nạt quốc tế.
Khi trẻ em trêu nhau qua lại, điều đó chỉ để vui đùa. Nếu một bên yêu cầu nó dừng lại thì người kia sẽ làm như vậy,” - Patricia Agatston nói.
“Đối với các em trai ở tuổi vị thành niên, trêu đùa là một là một phần quan trọng của tình bạn” theo David Dupper, tiến sĩ, giáo sư về công tác xã hội tại Đại học Tennessee.
Việc trêu chọc có thể có chút thô lỗ, nhưng nó không có chủ đích là để làm tổn thương người khác, ông nói.
"Mặt khác, hiện tượng bắt nạt lại là một hành vi hoàn toàn có chủ ý của người gây hành động nhằm làm tổn thương các nạn nhân người đó nhắm đến."
Những người như vây có thể là được nhiều người biết đến hơn hoặc khỏe hơn về mặt thể chất so với nạn nhân, và nạn nhân có thể rất khó khăn bảo vệ chính mình, Dupper nói.
Những trẻ em được coi là khác biết hay chỉ là không vừa mắt thường sẽ là mục tiêu bị trêu chọc, ông nói. Nhóm này bao gồm trẻ em bị khuyết tật, béo phì, hoặc được cho là đồng tính.
Biểu hiện của sự bắt nạt bao gồm:
Đánh, đấm, hoặc xô đẩy nạn nhân
Đặt tên biệt danh hay lan truyền tin đồn thất thiệt
Chế giễu nạn nhân trên mạng xã hội, Internet và điện thoại di động, hay còn gọi là "đe dọa trên mạng"
Xa lánh, bỏ rơi nạn nhân.
Những biểu hiện cho thấy việc bị bắt nạt đã lên đến báo động đỏ:
Bạn có biết sự thật là phần lớn trẻ em sẽ chịu đựng trong im lặng khi bị bắt nạt?Người ta ước tính chỉ có khoảng một phần tư trẻ em có chia sẻ việc bị bắt nạt với cha mẹ hoặc người lớn khác, Dupper nói.
Những đứa trẻ giữ bí mật vì nhiều lý do. Đó có thể là do chúng nghĩ rằng nói với cha mẹ sẽ làm cho mọi việc tồi tệ hơn, Agatston nói. Hoặc, như Rhea, một số nghĩ rằng các em có thể xử lý nó theo cách riêng của mình.
Vì hầu hết trẻ em sẽ không tự nói ra mọi chuyện nên những bậc phụ huynh cần chú ý những dấu hiệu cảnh báo sau đây:
Những vết cắt hoặc vết bầm tím không rõ nguyên nhân trên cơ thể con bạn
Con bạn có rất ít bạn bè
Con không muốn đi học hay đi xe bus
Con hay bị nhức đầu hoặc đau bụng
Con hay xin hoặc ăn cắp tiền. ( con đang có thể cố gắng để "trả" cho kẻ bắt nạt.)
Việc học tập sa sút đáng kể
Tâm trạng luôn ủ rũ, buồn rầu.
Nếu bạn nghĩ rằng con của bạn có thể bị bắt nạt, hãy khéo léo dẫn dắt câu chuyện để hỏi con về vấn đề này, Agatston gợi ý. Bạn có thể hỏi xem con đã từng nhìn thấy một người bạn bị bắt nạt hay chưa. Nếu con nói có, hãy hỏi con nghĩ mình nên làm gì để giúp đỡ người đó.
Thường thì chúng ta sẽ có xu hướng bảo con hãy đánh lại kẻ bắt nạt mình. Nhưng điều đó là không nên. Thay vào đó, hãy khuyến khích con nói rõ ràng và tự tin với những kẻ bắt nạt rằng hãy dừng lại, hoặc chỉ đơn giản là bỏ đi và nói với người lớn.
Hậu quả của việc bị bắt nạt
Khi việc bị bắt nạt xảy ra thường xuyên, nó có thể gây ra những vấn đề lâu dài như trầm cảm và giảm sự tự tin. Nó cũng làm tăng nguy cơ tự tử ở trẻ em với các vấn đề khác như vấn đề tâm lý, bạo lực, Dupper nói.
John Halligan sống tại Farmingdale, New York, hiểu điều này rất rõ. Cậu con trai 13 tuổi của ông ,Ryan, đã mất cuộc sống của mình vào năm 2003 sau nhiều năm chịu đựng đau khổ.
Halligan và vợ của ông biết Ryan đã gặp nhiều khó khăn khi cậu bé học lớp năm. Vào lớp bảy, Ryan bắt đầu dành nhiều thời gian dùng máy tính trong phòng của mình. Sau khi tự tử, Halligan đăng nhập vào tài khoản tin nhắn của con trai mình và phát hiện ra cậu bé là mục tiêu của sự trêu chọc trên mạng xã hội trong nhiều tháng.
Mười ba năm sau, Halligan kể lại câu chuyện thương tâm này của gia đình ông để dạy trẻ em về sự bắt nạt, trầm cảm và tự tử. Ông đi đến hơn 1.600 trường học để kể câu chuyện của con trai mình và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lên tiếng và nhận sự giúp đỡ từ người lớn.
Halligan cũng chia sẻ bài học của ông với những bậc cha mẹ. Nhìn lại, ông nói sai lầm lớn nhất của ông đó là đánh giá thấp sức mạnh của việc bắt nạt về tâm lý.
Đó là một sai lầm mà rất nhiều ông bố có con trai đang vướng phải, ông nói.
"Chúng tôi muốn con trai của chúng tôi cứng cỏi và dám đứng lên nói lại những người trêu chọc chúng. Điều đó có thể có hiệu quả với một thế hệ trước đây, nhưng Internet cho thấy khả năng hủy hoại một con người bằng cảm xúc. Đó là những gì đã xảy ra với con trai của tôi. "
Nếu con của bạn liên tục bị bắt nạt trực tuyến hoặc trực tiếp, đây là những gì bạn có thể làm:
Thu thập chứng cứ. "Bắt đầu viết lại nhật ký và viết lại các chi tiết của từng lần," Halligan nói. Ghi lại những gì đã xảy ra và ai đã làm chuyện này. Bao gồm ngày tháng, thời gian, địa điểm, và tên của người đó.
Nếu nó xảy ra trên mạng xã hội, nhanh chóng chụp màn hình trước khi các bằng chứng bị xóa, ông nói.
Hãy đi đến trường của con. Bạn hãy xem lại luật chống bạo hành của nhà nước và có một cuộc gặp mặt. Những bằng chứng bạn thu thập được sẽ tạo nên lý lẽ xác đáng.
"Có một cuộc thảo luận thật nghiêm túc và luôn kiểm soát cảm xúc của bạn", Halligan nói.
Hãy Yêu cầu nhà trường có kế hoạch để giúp con bạn cảm thấy an toàn. Agatston nói rằng bạn có thể đề nghị như sau:
Thay đổi lịch học
Chọn một người lớn để con bạn có thể tâm sự mọi chuyện
Cần nhiều người giám sát hơn nhất là vào những thời điểm con hay bị bắt nạt
Đừng đối đầu với những kẻ bắt nạt. Bạn càng muốn làm như vậy thì việc giải quyết càng thêm khó khăn, Halligan nói. Nó làm cho bạn trông giống như chính những kẻ bắt nạt con bạn và gây nên thù hằn qua lại giữa các gia đình, ông cho biết thêm.
Xem xét việc chuyển trường cho con. Một số trường học không có sự quản lý tốt và hành vi bắt nạt bạn bè xảy ra thường xuyên, Halligan nói. Nếu bạn thay đổi trường học cho con, hãy nói với các giáo viên mới và thậm chí hiệu trưởng về các vấn đề trong quá khứ, Dupper nói. Hãy hỏi những gì các trường mới sẽ làm gì để không xảy ra những rắc rối như vậy trong tương lai.
Đó là cách mà cô Dand đã làm để mọi việc tốt hơn cho con gái mình. Rhea bây giờ đã đi học ở một trường công lập lớn. "Có nhiều sự đa dạng và nhiều trẻ em hơn, vì vậy Rhea đã có thể tìm thấy những người bạn phù hợp với con bé”, Dand nói.
Cô tiếp tục: "Cho dù bạn có nghĩ là mình hiểu con đến mức nào và cho dù bạn có gần gũi con mình đến mức nào, các em cũng sẽ không bao giờ cho bạn biết tất cả mọi thứ,". Vì vậy, Dand nói chuyện với Rhea thường xuyên. "Tôi bảo con bé tắt tất cả các thiết bị của mình, và lái xe đưa con bé đi thật xa hoặc chúng tôi đi bộ cho đến khi con bé nói chuyện với tôi về tất cả mọi thứ tốt, xấu trong thế giới của con."
Halligan cũng nói rằng có lẽ nếu họ bớt dùng những công nghệ hơn và nói chuyện với nhau nhiều hơn thì có thể mọi thứ xảy ra với Ryan đã khác.
Ông nói: Mỗi khoảnh khắc con trai của ông dành thời gian một mình với máy tính và cố gắng để đối phó với những kẻ bắt nạt "là một cơ hội trò chuyện với mẹ hoặc bố về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của mình đã bị bỏ lỡ".
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.
Theo: WebMD