“Giải quyết” bệnh đau dạ dày khi mang thai như thế nào?
Viêm dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả phụ nữ mang thai. Đau dạ dày khi mang thai thường không nguy hiểm nhưng có thể các mẹ lo lắng rằng ảnh hưởng đến em bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những cách hiệu quả để đối phó với với chứng đau dạ dày khi mang thai.
“Giải quyết” bệnh đau dạ dày khi mang thai như thế nào?
Viêm dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả phụ nữ mang thai. Đau dạ dày khi mang thai thường không nguy hiểm nhưng có thể các mẹ lo lắng rằng ảnh hưởng đến em bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những cách hiệu quả để đối phó với với chứng đau dạ dày khi mang thai.
1. Các yếu tố gây khiến mẹ bầu dễ đau dạ dày khi mang thai
- Vi khuẩn HP: Phụ nữ mang thai có khả năng nhiễm Helicobacter pylori (HP) cao hơn. Vi khuẩn HP trong dạ dày là nguyên nhân gây nên viêm dạ dày, khiến lớp niêm mạc dạ dày bị kích ứng và viêm, dẫn đến đau và khó chịu.
- Thực phẩm: Thật không may, những thứ bạn có thể thèm khi mang thai có thể là những đồ ăn gây khó chịu cho dạ dày: Thức ăn cay, đồ ăn chiên, thức ăn giàu chất béo và thực phẩm có tính axit như cà chua đều là có thể là “thủ phạm”.
- Những thức ăn khác: Một số loại thực phẩm thường không gây ra cơn đau ngay nhưng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau trong thời gian dài. Để tránh các cơn đau kéo dài, hãy hạn chế ăn các loại thịt đỏ, bánh mì trắng và đường. Thay thế thịt bò và thịt lợn bằng các loại thịt trăng như thịt gà, cá, và lựa chọn nguồn tinh bột giàu chất xơ như gạo lứt, bánh mì đen
- Cafein - chất kích thích thần kinh có nhiều trong các thực phẩm như cà phê, nước tăng lực là yếu tố khác góp phần làm bùng phát viêm dạ dày. Ngay cả một tách cà phê cũng có thể làm tăng mức độ axit dạ dày, dẫn đến niêm mạc dạ dày bị viêm. Bạn có thể uống trà thay cho cà phê hoặc nước giải khát không có ga và cafein.
2. Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm đối với em bé không?
Nói chung, bệnh có thể kiểm soát được và sẽ không gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe. Ngoài ra, đau dạ dày không ảnh hưởng tới tử cung của các mẹ, nơi em bé của bạn phát triển trong khi mang thai. Đó là lý do tại sao bệnh thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Bạn có thể không cần khám bác sĩ nếu chỉ bị những triệu chứng nhẹ. Thay vào đó, bạn có thể điều chỉnh một vài thói quen của mình để cải thiện cơn đau dạ dày. Khi đã ăn uống lành mạnh và điều chỉnh thói quen nhưng tình trạng đau nặng hơn thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
Mặc dù viêm dạ dày thường nhẹ và không làm ảnh hưởng đến mẹ và em bé trong khi mang thai, tuy nhiên các mẹ vẫn phải đảm bảo rằng bệnh không nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như
- Loét dạ dày, vết loét mở trong niêm mạc dạ dày.
- Nội thương, chảy máu dạ dày.
Một số trường hợp đau dạ dày mạn tính có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là ở những người có lớp dạ dày mỏng.
3. Các mẹ cần làm gì nếu bị đau dạ dày khi mang thai?
Thay đổi chế độ ăn uống của bạn và điều chỉnh một vài thói quen sinh hoạt khác có thể giúp lành viêm niêm mạc dạ dày nhanh hơn. Dưới đây là một số thông tin hữu ích mà các mẹ bị đau dạ dày khi mang thai cần nhớ.
Mẹ cần tránh các loại thực phẩm béo, có tính axit, cay và chế biến và một số loại thực phẩm cũng có hại cho thai kỳ của bạn. Bạn cũng nên tránh những thủ phạm phổ biến gây ra rối loạn dạ dày - chẳng hạn như sô-cô-la sữa và các sản phẩm từ sữa - trong một thời gian cho đến khi tình trạng viêm lành hoàn toàn.
Tránh uống rượu! Rượu có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày của bạn, khiến cho viêm dạ dày khó lành. Uống nhiều rượu ảnh hưởng đến bạn và bé.
Còn cafein thì sao? cafein làm nặng hơn các triệu chứng viêm dạ dày như cảm giác no, buồn nôn và đau bụng. Nó cũng có thể gây ảnh hưởng xấu cho thai kỳ, đặc biệt là nếu bạn uống - làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai, sinh non và sảy thai. Tuy nhiên bạn có thể không cần phải bỏ hẳn cafe Chỉ cần đảm bảo sử dụng nó ở mức vừa phải, không quá 200 mg mỗi ngày. Nếu caffeine làm trầm trọng thêm buồn nôn hoặc làm bạn viêm dạ dày nặng hơn, hãy tránh xa nó!
Ăn uống cân bằng và bổ dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh của bạn. Điều này liên quan đến sự cân bằng hợp lý của các chất dinh dưỡng thiết yếu (chất đạm, vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất béo và tinh bột). Ngoài ra, bạn nên thay đổi và đa dạng hóa các món ăn trong thực đơn, bởi vì mỗi loại thực phẩm có lợi ích riêng.
Để giúp giảm bớt buồn nôn, hãy chia nhỏ bữa ăn 4-5 bữa/ngày thay vì 2-3 bữa ăn lớn. Điều này cũng có thể giúp làm dịu chứng ợ nóng, thường xảy ra trong thai kỳ.
Đừng nằm ngay sau khi ăn. Đợi ít nhất 2-3 giờ để cho thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn trước khi nằm. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn đêm!
Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Điều này cũng hữu ích để giảm cảm giác đầy bụng, một khó chịu phổ biến khác gây ra bởi viêm dạ dày.
Tránh thuốc giảm đau NSAID thường xuyên, bởi thuốc có thể ảnh hưởng đến viêm dạ dày- bệnh trở nên tồi tệ hơn hoặc mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Hơn nữa, việc sử dụng quá nhiều NSAID có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, tăng huyết áp phổi ở trẻ sơ sinh, hoặc các biến chứng mang thai khác. Bạn có thể cân nhắc sử dụng các thuốc giảm đau tự nhiên thay thế trong khi mang thai. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn thêm!
Đừng quá căng thẳng: Căng thẳng quá mức trong khi mang thai không chỉ khiến cho bệnh viêm dạ dày trở nên xấu đi mà cũng ảnh hưởng xấu đến bạn và em bé. Nó có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, gây nhiễm H.Pylori khó điều trị hơn. Mang thai là việc không dễ dàng gì và nó có thể khiến bạn gặp stress. Dưới đây là một vài cách bạn mà có thể thử để giảm stress:
- Đừng cảm thấy quá “căng thẳng về căng thẳng”: Việc bị stress trong thời gian mang thai là điều bình thường! Nhưng luôn luôn nhớ rằng căng thẳng của bạn là quản lý được, mặc dù nó thường không thể tránh khỏi! Tìm hiểu điều gì gây nên căng thẳng của bạn và sau đó thực hiện bất kỳ việc gì để giảm hoặc kiểm soát nó!
- Sắp xếp thời gian để làm những việc có thể giúp bạn thư giãn như thiền, tập thể dục thư giãn (thở sâu), yoga, trị liệu mát xa, hoặc thậm chí nghe nhạc / đọc sách mà bạn thích để giảm căng thẳng.
- Tránh phản ứng tiêu cực, nó có thể làm trầm trọng thêm vấn đề, chẳng hạn như; bỏ qua các bữa ăn hoặc ăn nhiều đồ ăn vặt, tránh tiếp xúc với mọi người, và dùng rượu!
- Chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống đúng cách, nghỉ ngơi đủ và tập thể dục thường xuyên.
Tránh khói thuốc lá! Khói thuốc lá, kể cả từ khói thuốc thụ động, có thể kích thích tình trạng viêm niêm mạc dạ dày của bạn. Do đó, nó có thể ức chế quá trình chữa bệnh của bạn. Ngoài ra, nó rất nguy hiểm cho thai kỳ của bạn - ngay cả các chuyên gia nói rằng KHÔNG có mức 'an toàn' mức độ hút thuốc lá trong khi mang thai.
Cân nhắc khi dùng thuốc điều trị viêm dạ dày (nếu thật sự cần thiết): Một số loại thuốc viêm dạ dày (như thuốc kháng sinh và thuốc ức chế acid) cũng mang những rủi ro tiềm ẩn cho thai kỳ. Vì thế tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Đau dạ dày khi mang thai là một trong số những phiền toái mà các mẹ có thể gặp trong thời gian thai kỳ. Mang thai là thời kỳ rất quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ nên ngay cả những triệu chứng nhẹ nhất các mẹ cũng cần lưu ý tuy nhiên không nên quá lo lắng vì chỉ cần điều trị đúng cách thì bệnh đau dạ dày sẽ nhanh chóng được loại bỏ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các mẹ không may bị mắc phải bệnh đau dạ dày có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Vì sao mang thai tháng cuối mẹ bầu ra nhiều khí hư?
- 100% bà bầu ở thai kỳ tháng thứ 6 đều thích dùng nhuỵ hoa tây vậy lý do là gì?
- Trời nắng nóng có ảnh hưởng đến thai nhi không?