Giải pháp cho nỗi ám ảnh mỗi lần vào viện
Hiện nay vấn đề lây nhiễm tại các cơ sở y tế đang là một trong những lo lắng và bâng khuâng hàng đầu của y tế tại Việt Nam, thực trạng số người đến khám bệnh tại các bệnh viện và sau đó bị lây nhiễm đang ở mức báo động. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế hay còn gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện - HAIs do bệnh nhân bị phơi nhiễm các nguy cơ nhiễm khuẩn...
Giải pháp cho nỗi ám ảnh mỗi lần vào viện
Hiện nay vấn đề lây nhiễm tại các cơ sở y tế đang là một trong những lo lắng và bâng khuâng hàng đầu của y tế tại Việt Nam, thực trạng số người đến khám bệnh tại các bệnh viện và sau đó bị lây nhiễm đang ở mức báo động. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế hay còn gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện - HAIs do bệnh nhân bị phơi nhiễm các nguy cơ nhiễm khuẩn khi đến khám và điều trị bệnh ở các cơ sở y tế. Theo một nghiên cứu điều tra cắt ngang HAIs của WHO tại 55 cơ sở y tế của 14 nước trên thế giới đại diện cho các khu vực công bố tỉ lệ HAIs là 8,7% và ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1, 4 triệu người bệnh trên thế giới mắc HAIs. Trong đó, tại Hoa Kỳ (USA) cứ 20 bệnh nhân nhập viện thì có 1 bệnh nhân nhiễm HAIs; tại Vương quốc Anh (UK), mỗi năm có khảng 100.000 người mắc HAIs với trên 5000 ca tử vong.
Tại Việt nam, tình hình mắc HAIs mặc dù chưa có con số thống kê đầy đủ và ít tài liệu nghiên cứu cũng như các giám sát được công bố. Tuy nhiên, theo quy chế chống HAIs lần đầu tiên được Bộ Y tế ban hành vào năm 1997, sau đó có ba điều tra cắt ngang quốc gia đã được thực hiện. Kết quả điều tra năm 1998 trên 901 bệnh nhân trong 12 bệnh viện toàn quốc cho thấy tỷ lệ HAIs là 11.5%; năm 2001 điều tra trên 5.396 bệnh nhân ở 11 bệnh viện toàn quốc (6 BV trung ương, 5 BV tỉnh), phát hiện 369 bệnh nhân với tỷ lệ HAIs. Năm 2005 tỷ lệ HAIs trong 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy là 5.7% (Nguồn: Bộ Y tế).
Với những bệnh nhân, khi đi thăm khám tại các bệnh viện đều mang nỗi ám ảnh chung mang tên "vào viện khỏe - ra viện yếu". dường như đây là gánh nặng cho ngành y tế tại Việt Nam. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng Vicrae lưu ý ngay những điều dưới đây.
Nhiễm khuẩn bệnh viện là gì?
Nhiễm khuẩn bệnh viện là tình trạng nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi nhập viện, do các tác nhân gây bệnh trong môi trường bệnh viện gây nên. Nhiễm khuẩn bệnh viện là vấn đề khá phổ biến mà các bệnh viện đang phải đối mặt hàng ngày. Ngay tại các nước đã phát triển, nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ 3,5% đến 10% trong số các bệnh nhân nằm viện; tỷ lệ này có thể lên tới 25% tại một số nước đang phát triển. Không chỉ tại Việt nam, nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay đang là thách thức và mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế tất cả quốc gia trên toàn thế giới.
Các đường truyền của vi khuẩn trong bệnh viện
1. Lây truyền từ người mang mầm mống vi khuẩn
- Đường tuyền quan trọng nhất của vi khuẩn trong bệnh viện từ những người bệnh bị nhiễm khuẩn hoặc những người bệnh mang nguồn vi khuẩn do có sự tăng sinh và tu tập của vi khuẩn đó trên người bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng, nói một cách khác giống như người lành mang chủng vi khuẩn đa kháng sang người bệnh nhậy cảm. Quá trình lây truyền này có thể xảy ra khi chăm sóc không được đảm bảo vô khuẩn sẽ đưa nguồn bệnh từ người bệnh này sang người bệnh khác và ngược lại.
2. Lây truyền do môi trường xung quanh bị nhiễm vi khuẩn
Con đường lây truyền thứ hai của các tác nhân gây bệnh chính là từ bề mặt môi trường bị nhiễm; bao gồm bề mặt nơi người bệnh nằm đều trị, bề mặt máy móc sử dụng cho người bệnh... Nó có thể lây qua một cái bắt tay của người bác sĩ nếu như khi họ đụng chạm vào các vật dụng y tế trên mà không rửa tay, sẽ đưa nguồn vi khuẩn đến người bệnh. Đây là con đường hay gặp, nhưng không phải là quan trọng nhất trong việc lây từ người bệnh này sang người bệnh khác.
3. Lây truyền gián tiếp qua nhân viên y tế
Con đường thứ ba là chính người nhân viên y tế, nhân viên có thể lây truyền trực tiếp hay gián tiếp nguồn vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn đa kháng thuốc cho người bệnh qua bàn tay bị nhiễm trong quá trình chăm sóc người bệnh. Đây chính là con đường đặc biệt quan trọng trong nguyên nhân lây truyền các vi khuẩn đa kháng, đặc biệt là vi khuẩn như S.aureus kháng Methicilline (MRSA)
4. Lây qua đường không khí
Lây truyền qua đường không khí hiếm khi xảy ra, tuy nhiên có một số trường hợp lây truyền những vi khuẩn đa kháng kháng sinh có thể xảy ra như bệnh nhân lao đa kháng thuốc, bệnh nhân bị viêm phổi do tụ cầu kháng MRSA. (Nguồn: BS.CKII Nguyễn Thị Thanh Hà - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội KSNK TPHCM)
Một số biện pháp chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế
1. Vệ sinh tay
WHO khuyến cáo rửa tay là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất đề phòng HAIs vì cho rằng tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm...) từ bệnh nhân, môi trường y tế (dụng cụ, không khí, nước...) có thể lan truyền qua bàn tay từ nhân viên y tế đến bệnh nhân và ngược lại. Từ đó vệ sinh bàn tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân, trước khi làm các thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với dụng cụ y tế nhiễm khuẩn là biện pháp quan trọng nhất để phòng chống HAIs. Tỷ lệ HAIs và tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế có mối liên quan nghịch, nếu tuân thủ vệ sinh tay càng tăng thì HAIs càng giảm và ngược lại, nhiều nghiên cứu cũng xác định sát khuẩn tay là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng lây truyên tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế.
2. Vô khuẩn
Kỹ thuật vô khuẩn với các dụng cụ phẫu thuật, nội soi... cần được tuân thủ nghiêm ngặt khi thực hiện các thủ thuật xâm nhập, phẫu thuật, chăm sóc vết thương như tại vùng da bệnh nhân dự kiến phẫu thuật: sát khuẩn bằng hóa chất; dùng kéo cắt bỏ lông, tóc (nếu có), không nên dùng dao cạo vì gây tổn thương vi thể có thể dẫn tới HAIs. Các dụng cụ, đồ dùng trong BV (quần áo, giường tủ...) và chất thải của BN cần được vệ sinh, khử khuẩn bằng các biện pháp thích hợp, đối với các dụng cụ y tế dùng lại phải bảo đảm xử lý vệ sinh theo đúng các quy định của Bộ Y tế.
3. Cách ly bệnh nhân
Tổ chức thực hiện các biện pháp cách ly phòng ngừa như: phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa bổ sung (dựa theo đường lây truyền bệnh); tổ chức thực hiện các hướng dẫn và kiểm tra các biện pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn theo tác nhân, cơ quan và bộ phận bị HAIs. Một số trường hợp cần thiết có thể tiến hành cách ly nhằm ngăn ngừa sự lây lan từ bệnh nhân sang bệnh nhân, nhân viên y tế, người nhà, khách thăm... Tuy nhiên, việc tổ chức cách ly phải linh hoạt và tùy thuộc từng bệnh cụ thể và hoàn cảnh của BV. Bệnh lây qua đường tiêu hóa như tả, viêm gan A, viêm dạ dày - ruột...: mang găng và vệ sinh bàn tay tốt, bệnh nhân nên dùng riêng dụng cụ ăn uống... Bệnh lây qua đường hô hấp như lao, cúm, quai bị...luôn mang khẩu trang, rửa tay, thông thoáng không khí, hạn chế khách thăm...
Một số bệnh nguy hiểm như SARS cần cách ly nghiêm ngặt (phòng điều trị riêng, máy điều hòa, lọc khí riêng, cấm khách thăm, mang khẩu trang hoặc mặt nạ hô hấp, vô khuẩn tốt dụng cụ, đồ dùng của BN...). Bệnh lây qua đường máu, da và niêm mạc như HIV, viêm gan B, C... phải mang găng tay, vô khuẩn dụng cụ tốt, xử lý tốt chất thải là máu, dịch cơ thể.
(Nguồn: Bộ Y tế)