Giải đáp - Vắc xin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với vi rút sởi không?
Trong thời gian gần đây, dịch sởi đang bùng phát và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Nhiều người vẫn chưa kịp tiêm phòng bệnh và đang rất lo lắng không biết liệu vắc xin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với vi rút sởi không. Mời bạn cùng bài đọc sau đây giải đáp vấn đề trên.
Giải đáp - Vắc xin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với vi rút sởi không?
Trong thời gian gần đây, dịch sởi đang bùng phát và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Nhiều người vẫn chưa kịp tiêm phòng bệnh và đang rất lo lắng không biết liệu vắc xin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với vi rút sởi không. Mời bạn cùng bài đọc sau đây giải đáp vấn đề trên.
Tìm hiểu vacxin là gì? Vacxin sởi là gì?
Tìm hiểu về Vacxin
Vacxin là một loại chế phẩm sinh học có khả năng nâng cao hệ miễn dịch và kháng lại một bệnh nào đó. Cơ chế hoạt động của vắc xin chính là tiêm vào cơ thể các “vật lạ” tương tự như tác nhân gây bệnh, sau đó, hệ miễn dịch sẽ nhận diện các vật này và ghi nhớ, hình thành kháng thể để chống lại chúng. Sau này, khi các tác nhân thực tế xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng nhận ra và hoạt động tiêu diệt chúng, đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Hiện nay có 3 loại vacxin rất phổ biến là:
- Vắc xin sống có giảm độc lực.
- Vắc xin bất hoạt.
- Vắc xin tái tổ hợp.
Theo ước tính từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc tiêm phòng vắc xin đã cứu sống hơn 3 triệu người hàng năm, đồng thời giúp chính phủ các nước tiết kiệm được chi phí điều trị bệnh lên đến hàng tỷ USD. Tại Việt Nam, việc chủng ngừa cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể:
- Vào năm 2000, tiêm vắc xin đã thanh toán triệt để bệnh bại liệt.
- Vào năm 2005, vắc xin loại bỏ hoàn toàn bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh.
- Tỷ lệ mắc bệnh sởi ở trẻ em giảm chỉ còn 8.6/100000 trẻ vào năm 2011.
- Năm 2012, vắc xin làm giảm đáng kể các bệnh như ho gà, viêm não nhật bản, thương hàn, dịch tả, bệnh bạch hầu...
Vacxin sởi là gì?
Vắc xin sởi là một loại vắc xin có tác dụng phòng chống bệnh sởi. Sau khi đi vào cơ thể, loại vắc xin này sẽ kích thích cơ thể đáp ứng hoạt động tạo miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự tấn công từ virus sởi, bao gồm miễn dịch thể, interferon và miễn dịch tế bào. Thông thường, vắc xin sởi sau khoảng 2 đến 3 tuần vào cơ thể mới có thể tạo kháng thể bảo vệ. Trong thời gian này, cơ thể khi chưa có miễn dịch vẫn có nguy cơ phơi nhiễm, mắc bệnh.
Về nguyên tắc, để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh đạt trên 90%, bạn cần phải thực hiện tiêm phòng đầy đủ 2 mũi với mũi đầu tiên đạt hiệu quả phòng ngừa từ 80% đến 85% và mũi thứ hai đạt hiệu quả 95%. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, người được tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vắc xin sởi sẽ có miễn dịch vĩnh viễn và lượng kháng thể này đủ để truyền cho bé (đối với phụ nữ).
Lịch tiêm phòng bệnh sởi
Theo các chuyên gia dịch tễ học, tiêm vắc xin sởi là liệu pháp tốt nhất để phòng tránh dịch bệnh tấn công. Lịch tiêm phòng theo từng đối tượng như sau:
- Đối với trẻ em từ 9 tháng đến 12 tháng, đưa bé đến cơ sở y tế để tiêm mũi đầu tiên và khi bé đủ 18 tháng, cho bé chích mũi thứ 2.
- Nên cho bé tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi theo các đợt tổ chức tiêm của ngành Y tế/chính quyền địa phương nếu bạn đang sống ở vùng nguy cơ cao của dịch bệnh.
- Đối với trẻ em từ 5 tuổi trở lên và người lớn cũng thực hiện tiêm phòng 2 mũi tương tự như trên nếu chưa có miễn dịch sởi.
Tác dụng phụ của Vắc xin sởi
Vắc xin sởi được đánh giá có độ an toàn cao. Tuy nhiên, một số ít trường hợp vẫn xuất hiện một số phản ứng nhẹ sau khi tiêm như:
- Sốt: tỷ lệ từ 5% đến 15%.
- Phát ban đỏ: tỷ lệ 5%.
- Sưng và nóng đỏ, đau nhức ở vùng tiêm...
Hầu hết các triệu chứng trên đều sẽ tự mất trong khoảng 1 đến 2 ngày. Một số rất hiếm trường hợp sẽ gặp phản ứng nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên theo dõi sau khi tiêm phòng 30 phút tại trạm y tế để đảm bảo không phát sinh sự cố nào.
Vắc xin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với vi rút sởi không?
Để giải đáp cho câu hỏi này, đầu tiên, bạn cần phải tìm hiểu về cơ chế gây bệnh của virus sởi.
Virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae, có dạng hình cầu, đường kính dao động từ 120nm đến 250nm, vật chất di truyền chỉ bao gồm 1 sợi RNA với các nucleocapsid đối xứng, hình xoắn ốc và có vỏ bọc. Trên bề mặt của virus có chứa yếu tố làm ngưng kết hồng cầu. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sởi sẽ xâm nhập trực tiếp vào đường hô hấp và nhân lên ở tế bào biểu mô, đồng thời ở các hạch bạch huyết lân cận. Sau đó, virus sởi sẽ lây nhiễm vào máu và từ máu, đi theo bạch cầu, virus đi đến các phủ tạng khác, gây tổn thương cơ quan và phát bệnh.
Có thể thấy, con đường từ khi xâm nhập đến khi lây lan sang các mô cơ thể để gây bệnh, virus sởi cần một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc tiêm phòng vắc xin sởi vẫn có tác dụng sau khi bệnh nhân đã có tiếp xúc với virus sởi, tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu bạn tiêm phòng trong vòng 72 giờ ngay sau khi tiếp xúc. Trong vòng 6 ngày sau khi tiếp xúc, vắc xin sởi sẽ có tác dụng phòng tránh các biến chứng nặng từ bệnh sởi.
Như vậy, tùy theo từng trường hợp và thời gian tiếp xúc mà đáp án cho câu hỏi “Vắc xin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với vi rút sởi không?”. Nhìn chung, vắc xin sởi vẫn sẽ có những tác dụng nhất định để phòng tránh hay ngăn chặn tiến triển của bệnh. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình, hãy đưa cả nhà đi tiêm phòng vắc xin sởi sớm nhất có thể.
Xem thêm :
- Những lưu ý dành cho các bà mẹ khi tiêm vắc xin Sởi - Rubella
- Vắc xin sởi có mấy loại? Tiêm mấy mũi là đủ?
- Có nên tiêm vắc xin sởi đối với người đã từng mắc sởi?