Giải đáp thắc mắc về bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi thường bùng phát vào cuối đông vào xuân và đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người lớn, trẻ em chưa tiêm phòng sởi. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, HoiBenh xin cung cấp cho bạn đọc, tất cả những thông tin cần biết về bệnh sởi, cũng như giải đáp, bệnh sởi có lây không.

Giải đáp thắc mắc về bệnh sởi có lây không? Giải đáp thắc mắc về bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm, được gây ra bởi virus ho sởi. Bệnh này thường bùng phát vào mùa đông, mùa xuân, và đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người lớn, trẻ em chưa tiêm phòng sởi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, để hiểu rõ hơn về căn bệnh này. HoiBenh xin cung cấp cho bạn đọc, tất cả những thông tin cần biết về bệnh sởi, cũng như giải đáp, bệnh sởi có lây không.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi

Như đã nói ở phần đầu, bệnh sởi hình thành, nguyên nhân là do vi rút ho sởi gây ra, bệnh có tên tiếng anh là meales hoặc rubeola. Các bạn có thể nhận biết người bệnh có đang mắc sởi hay không, thông qua một số dấu hiệu sau đây.

- Đầu tiên, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như bị cảm cúm là sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt

- Người bệnh có dấu hiệu mắt bị đỏ, sợ ánh sáng

- Cơ thể đau nhức, mệt mỏi, uể oải, kèm sốt cao.

- Sau vài hôm, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những vết ban đỏ. Các vết ban đỏ này thường xuất hiện trong vòng từ 2 đến 4 ngày sau các triệu chứng nói trên, và duy trì trong vòng 1 tuần. các vết ban thường hơi sẩn sẩn, có màu hồng, nổi trên bề mặt da và không gây đau, ngứa.

Vết ban thường sẽ xuất hiện đầu tiên ở vùng quanh tai, sau đó lan dần lên mặt, cổ rồi mới lan ra toàn bộ cơ thể. Khi bị sởi, người bệnh cần được điều trị kịp thời, tránh để sởi tạo ra những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe.

Thời điểm sởi bay hết là lúc cơ thể dễ bị biến chứng nhất, lúc này, người bệnh không được chủ quan mà vẫn phải tiếp nhận các biện pháp điều trị, cũng như có chết độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để khỏe lại.

>>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh sởi là gì?
so mui

Triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi có thể là sốt, sổ mũi...

2. Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm, và nếu bạn thắc mắc, bệnh sởi có lây không, thì câu trả lời là có. Khi người bệnh vô tình ho, hoặc hắt hơi, virus sởi có trong nước bọt của người bệnh, sẽ có thể bắn sang những người khác, dẫn đến lây bệnh. Ngoài ra, nếu bạn chẳng may tiếp xúc bằng tay với nguồn bệnh, sau đó vô tình đưa tay lên miệng, mũi, bạn cũng sẽ bị nhiễm sởi.

Chính vì cơ chế lây lan này, mà người bị sởi thường được khuyên nên nghỉ ngơi trong vòng 4 ngày, kể từ khi thấy những vết ban đầu tiên nổi lên, để tránh lây truyền bệnh cho người xung quanh.

Nếu bạn đã từng bị sởi, hoặc đã tiêm vacxin phòng sởi, thì bạn có thể yên tâm là mình sẽ được miễn dịch suốt đời với căn bệnh này. Trẻ trong độ tuổi lớn hơn 6 tháng tuổi là đối tượng rất dễ bị bệnh nếu chưa được tiêm phòng sởi.

>>> Xem thêm: Bệnh sởi lây qua đường nào?
vac xin

Bạn có thể miễn dịch suốt đời với bệnh này nếu đã từng mắc bệnh hoặc tiêm vắc xin

3. Điều trị bệnh sởi như thế nào?

Sau khi đã được biết, bệnh sởi có lây không, phần tiếp theo đây, HoiBenh xin đưa ra một vài lời khuyên bổ ích, giúp điều trị bệnh sởi đúng cách.

Sởi thực chất là một bệnh lành tính, nếu kiêng khem cẩn thận, và điều trị đúng cách tại nhà, bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi.

Khi bị sởi, người bệnh cần được nghỉ ngơi và cách ly để tránh lây lan bệnh cho những người khác. Nên cho người bị sởi ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo thịt, súp...Trẻ em nên thường xuyên cho bú mẹ. Tránh để người bệnh ăn các thực phẩm tanh, giàu protein như: cá, tôm, cua, mực...

Không nên tự ý cho bệnh nhân uống thuốc, mà phải tham khảo hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

Khi bị sởi, người bệnh cần được vệ sinh cơ thể, răng miệng sạch sẽ, lau người bằng nước ấm, tích cực súc miệng nước muối. Ngoài ra, bạn cũng nên cho người bệnh rửa mắt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh.

/bai-viet/trieu-chung-benh-soi-la-gi/

chao

Nên cho người mắc bệnh ăn thức ăn dễ tiêu hóa

4. Phòng bệnh sởi như thế nào?

Để phòng bệnh sởi, cách tốt nhất là cho trẻ tiêm vắc xin sởi từ khi còn nhỏ, để bé có thể miễn dịch với virus sởi. Ngoài ra, để tránh bị lây sởi, bạn cũng không nên tiếp xúc với những nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh, vệ sinh cơ thể, tay chân sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.

Vừa rồi là một số thông tin cần thiết về bệnh sởi, cũng như dấu hiệu và cách phòng tránh căn bệnh truyền nhiễm này, hi vọng, sau khi đã được biết, bệnh sởi có lây không, độc giả sẽ chú tâm hơn trong quá trình điều trị căn bệnh này, để nó không gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau, chúc các bạn luôn khỏe mạnh và sống vui.