Giải đáp thắc mắc: Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không?

Cảm cúm là một bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và xuất hiện khá nhiều trong giai đoạn chuyển mùa gần đây. Nhiều bà mẹ đang cho con bú lo lắng rằng, liệu việc cho bé bú sữa khi bị cảm cúm có lây nhiễm bệnh cho bé hay không và phải làm thế nào để xử trí trường hợp này. Mời bạn đọc cùng xem ngay bài viết sau để có lời giải đáp cho vấn đề “Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không?”

Giải đáp thắc mắc: Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không? Giải đáp thắc mắc: Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không?

Cảm cúm là một bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và xuất hiện khá nhiều trong giai đoạn chuyển mùa gần đây. Nhiều bà mẹ đang cho con bú lo lắng rằng, liệu việc cho bé bú sữa khi bị cảm cúm có lây nhiễm bệnh cho bé hay không và phải làm thế nào để xử trí trường hợp này. Mời bạn đọc cùng xem ngay bài viết sau để có lời giải đáp cho vấn đề “Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không?”

1. Giải đáp chính thức từ CDC: Mẹ bị cảm vẫn có thể cho con bú

Cảm cúm là một loại bệnh lý đường hô hấp cấp tính do lây nhiễm virus, từ đó dẫn đến nhiễm trùng mũi, họng và phổi... Bệnh cúm có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, thậm chí có khả năng gây tử vong, tùy thuộc theo sức đề kháng của mỗi người.

Chính vì điều này, rất nhiều bà mẹ đang trong thời gian cho con bú nếu lỡ bị cảm cúm sẽ lo lắng liệu việc cho bé bú như vậy có lây bệnh cho bé hay không? Nhiều mẹ bày tỏ băn khoăn mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không. Theo giải đáp chính thức từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, cúm hoàn toàn không lây truyền cho trẻ sơ sinh qua đường sữa mẹ.

CDC cũng thông tin thêm: mẹ vẫn nên cho bé bú sữa trong thời điểm bị cảm cúm, nguyên nhân là vì trong sữa mẹ có chứa các kháng thể và yếu tố miễn dịch, nhờ đó sẽ bảo vệ bé khỏi bị cảm cúm tấn công. Bên cạnh đó, sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng được khuyến nghị nhiều nhất cho bé dù bé có bị cảm hay không.

vicare.vn-giai-dap-thac-mac-me-bi-cam-cum-co-nen-cho-con-bu-khong-body-1

2. Mẹ bị cảm cúm cần lưu ý gì khi cho con bú?

Sau khi có đáp án chính xác cho câu hỏi “Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không?” từ CDC, hẳn các mẹ đã an tâm hơn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi đang bị cảm cúm. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, cảm cúm không lây qua sữa mẹ không có nghĩa là hoàn toàn miễn nhiễm với trẻ sơ sinh và khi virus đã xâm nhập vào cơ thể bé, chúng sẽ phát tán rộng rãi ở mức độ nguy hiểm cao. Vậy làm sao để mẹ không truyền bệnh cho con?

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần chú ý:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi ho hay nhảy nước mũi vào khăn, lau sạch đầu vú trước khi cho bé bú.
  • Hạn chế tiếp xúc mặt với bé: mẹ phải đợi sau khi hết bệnh ít nhất 2 tuần mới được tiếp xúc trực tiếp với bé, vì lúc này cơ thể của mẹ đã hoàn toàn khỏi bệnh.
  • Trong suốt quá trình cho bé bú, mẹ cần phải đeo khẩu trang để tránh hơi thở tiếp xúc gần với trẻ.
  • Đối với trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên, bạn cũng cần áp dụng các giải pháp phòng ngừa bệnh tương tự. Bên cạnh đó, bé nên được tiêm chủng ngừa bệnh cúm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

3. Khi nào cần ngưng cho bé bú?

Trong một số trường hợp, mẹ cần phải ngưng cho con bú ngay trước khi bé gặp hệ quả không mong muốn, bao gồm:

  • Mẹ có các triệu chứng cúm trở nặng như hắt hơi và ho liên tục, khạc đờm thường xuyên...: mẹ nên ngưng cho bé bú khoảng 2 – 3 ngày đến khi bệnh được cải thiện. Sau đó, quá trình cho bú cần được trang bị khẩu trang, găng tay và phải lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho bé bú.
  • Mẹ bị cúm đi kèm với nhiều loại bệnh khác như viêm gan, nhiễm virus hecpet, nhiễm HIV hay phần đầu vú bị tổn thương... việc cho bú phải được ngưng hoàn toàn. Lúc này, mẹ phải đi khám để xác định rõ tình trạng bệnh lý, từ đó có phương hướng xử trí phù hợp.

4. Những loại thuốc trị cúm an toàn cho bé

vicare.vn-giai-dap-thac-mac-me-bi-cam-cum-co-nen-cho-con-bu-khong-body-2
Paracetamol là loại thuốc trị cúm an toàn cho bé

Các loại thuốc tây khi đi vào cơ thể sẽ dễ dàng bị chuyển hóa và đi vào sữa mẹ, vì thế hoạt tính của chúng có khả năng ảnh hưởng đến bé, thậm chí gây ra các phản ứng sốc nghiêm trọng. Bạn cần phải chọn thuốc cúm an toàn và lành tính để đảm bảo vừa cải thiện bệnh, vừa không gây hại đến bé thông qua đường sữa mẹ.

Paracetamol

Paracetamol hay còn có tên gọi khác là Acetaminophen là một loại thuốc có kết hợp các hoạt chất để giảm đau cũng như hạ sốt. Những hoạt chất này có thể đi vào sữa mẹ, tuy nhiên không gây hại đến bé, vì vậy thường được các bác sỹ lựa chọn kê đơn cho đối tượng phụ nữ đang cho con bú.

Ibuprofen

Ibuprofen tương đối lành tính với mẹ và bé, thuộc nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Thuốc này thường được sử dụng trong việc cải thiện những cơn nhức đầu, nhiễm trùng xoang, cảm lạnh và cảm cúm thông thường.

Hoạt chất trong thuốc có thể đi vào sữa mẹ, tuy nhiên không gây ảnh hưởng cho trẻ sơ sinh.

Thuốc chống chỉ định với đối tượng bị hen suyễn hoặc viêm loét dạ dày.

Amoxicillin

Đây là thuốc kháng sinh được chỉ định nhiều trong viêm xoang và cảm lạnh, an toàn cho cả người lớn lẫn trẻ sơ sinh. Thuốc có rất ít tác dụng phụ và hầu hết chúng có thể tự biến mất trong thời gian ngắn.

Kẽm gluconate

Đây là một hợp chất được chỉ định nhiều trong việc điều trị cảm lạnh, xuất hiện ở các loại chai xịt mũi hay dạng viên nén. Mỗi ngày, bạn nên sử dụng khoảng 12mg là lý tưởng. Bạn cũng cần có ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.

Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về vấn đề “Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không?” Bạn hãy thật sự chú ý đến những kiến thức này để có phương pháp chăm sóc bé an toàn và phù hợp nhất.

Xem thêm:

  • Cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú mẹ nên học tập
  • Hướng dẫn cách mẹ cho con bú không bị sặc
  • Chọn bình sữa cho bé như thế nào là đúng? Đọc ngay bài này