Giải đáp thắc mắc: Lympho quá phát đáy lưỡi hạ họng là bị làm sao?

Khi đi khám bác sĩ do cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ họng, bạn nhận được chẩn đoán bị lympho quá phát đáy lưỡi hạ họng. Đây là một cụm từ chuyên môn phức tạp. Vậy thì lympho quá phát đáy lưỡi hạ họng là bị làm sao và có đáng lo ngại không?

Giải đáp thắc mắc: Lympho quá phát đáy lưỡi hạ họng là bị làm sao? Giải đáp thắc mắc: Lympho quá phát đáy lưỡi hạ họng là bị làm sao?

Khi đi khám bác sĩ do cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ họng, bạn nhận được chẩn đoán bị lympho quá phát đáy lưỡi hạ họng. Đây là một cụm từ chuyên môn phức tạp. Vậy thì lympho quá phát đáy lưỡi hạ họng là bị làm sao và có đáng lo ngại không?

Lympho quá phát đáy lưỡi hạ họng là bị làm sao?

Để hiểu được lympho quá phát đáy lưỡi hạ họng là bị làm sao, cần phải hiểu từng từ trong cụm từ này. Vùng đáy lưỡi, hạ họng, có các nang lympho, hay còn gọi là nang bạch huyết (một loại tế bào bạch cầu), có tác dụng sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể. Lympho quá phát là tình trạng các nang lympho phát triển quá mức, và to ra. Lúc này, người bệnh thường có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ. Lympho quá phát đáy lưỡi hạ họng có thể là do viêm họng mạn tính.

vicare-giai-dap-thac-mac-lympho-qua-phat-day-luoi-ha-hong-la-bi-lam-sao-body-1

Viêm họng mạn tính là gì?

Viêm họng mạn tính là bệnh viêm họng lan tỏa, và thể hiện dưới 3 hình thức: xuất tiết, quá phát, và teo.

Thể xuất tiết là khi họng đỏ, ướt, xuất tiết nhầy và nang lympho nổi lên thành những hạt nề đỏ. Ở thể quá phát, niêm mạc dày và đỏ. Các nang lympho phát triển mạnh, dày lên thành những đám nề, màu hồng hay đỏ lồi cao hơn. Eo họng thu hẹp lại khiến cổ họng có cảm giác vướng, mắc. Với thể teo, do viêm họng mạn tính lâu ngày, tuyến nhầy và nang lympho bị xơ hóa. Niêm mạc họng thoái hóa, ít tiết dịch.

Viêm họng mạn tính có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Do bản thân người bệnh có niêm mạc họng yếu.
  • Do ô nhiễm môi trường: khói bụi, sợi bông, các thành phần kích thích trong không khí.
  • Do thói quen hút thuốc lá, uống rượu mạnh, làm việc trong môi trường nhiều thuốc lá.
  • Thay đổi liên tục về nhiệt độ, độ ẩm (do điều hòa không khí).
  • Do một số bệnh như rối loạn nội tiết, suy thận, tiểu đường, suy hô hấp, ...
  • Ngoài ra, trào ngược dạ dày hiện cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm họng mạn tính. Do nồng độ axit dạ dày cao, trong khi niêm mạc vùng họng không đủ khả năng chống chọi, dẫn đến tổn thương và viêm.
vicare-giai-dap-thac-mac-lympho-qua-phat-day-luoi-ha-hong-la-bi-lam-sao-body-2

Làm gì khi bị lympho quá phát đáy lưỡi hạ họng?

Khi có các triệu chứng khô họng, vướng ở cổ họng, như có vật thể gì ở trong họng, khó nuốt, bạn nên đến bác sĩ khám để được chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân gây ra triệu chứng. Không nên lo lắng đến mất ngủ vì các triệu chứng này, bởi mất ngủ sẽ khiến cho bệnh trào ngược dạ dày càng nghiêm trọng hơn. Nếu như viêm họng mạn tính là do trào ngược, thì bệnh rất dễ điều trị. Sau khi khỏi bệnh, bạn vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ và thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh bệnh tái phát.

Nếu viêm họng mạn tính là do các nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ tập trung điều trị các nguyên nhân. Trong đó, nếu môi trường là nguyên nhân, bạn cần chú ý loại bỏ khói bụi, thuốc lá ra khỏi cuộc sống nếu có thể. Cần đeo khẩu trang mỗi khi phải tiếp xúc với khói bụi. Nên súc họng hằng ngày bằng dung dịch kiềm ấm hoặc nước muối. Nâng cao thể trạng và sức đề kháng bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng, và bổ sung các vitamin A, D2.

Xem thêm:

  • Bạch cầu lympho tăng là dấu hiệu bệnh gì?
  • Bệnh bạch cầu Lympho mạn có nguy hiểm không?
  • Bạch cầu lympho giảm trong trường hợp nào?