Giải đáp - Nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm là gì?

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật trong Y khoa nhằm kiểm tra các bất thường có trong đại tràng. Hiện nay, trong các bệnh viện đã và đang triển khai nhiều loại nội soi đại tràng phù hợp với các điều kiện mà bệnh nhân có. Vậy nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm là gì? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu một cách tổng quan về kỹ thuật này trong bài viết dưới đây.

Giải đáp - Nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm là gì? Giải đáp - Nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm là gì?

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật trong Y khoa nhằm kiểm tra các bất thường có trong đại tràng. Hiện nay, trong các bệnh viện đã và đang triển khai nhiều loại nội soi đại tràng phù hợp với các điều kiện mà bệnh nhân có. Vậy nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm là gì? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu một cách tổng quan về kỹ thuật này trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm không sinh thiết

Định nghĩa nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm là gì?

Nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm là kỹ thuật sử dụng một ống mềm và đưa qua hậu môn, đi ngược lên manh tràng, hỗ trợ quan sát toàn bộ vùng niêm mạc của đại tràng.

Thông thường, nội soi đại tràng ống mềm không cần làm sinh thiết. Tuy nhiên, ở một số trường hợp cần thiết, các bác sỹ có thể tiến hành sinh thiết tổn thương ở đại tràng hoặc một số thủ thuật khác như lấy dị vật, tiêm cầm máu, cắt polyp...

Khi nào cần thực hiện nội soi đại tràng ống mềm?

  • Thủ thuật nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm thường được tiến hành với nhiều mục đích, chủ yếu trong các trường hợp sau:
  • Đau bụng và rối loạn thói quen đại tiện hàng ngày: táo bón/tiêu chảy bất thường, đi ngoài nhiều lần trong ngày...
  • Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
  • Bệnh nhân bị thiếu máu hoặc khi đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy.
  • Người có nhu cầu tầm soát bệnh ung thư đại tràng/trực tràng: đối tượng có tiền sử gia đình bị ung thư đại – trực tràng, người hơn 50 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá hoặc thuốc lào, người nghiện rượu bia, có thói quen ăn mặn và ăn đồ chua hàng ngày...
  • Đối tượng bị viêm loét đại tràng và hiện đang theo dõi bệnh.
  • Người có tiền sử bị polyp đại trực tràng...
vicare.vn-giai-dap-noi-soi-toan-bo-dai-trang-bang-ong-mem-la-gi-body-1

Những trường hợp nào không được thực hiện nội soi đại tràng ống mềm?

Tuy là một kỹ thuật y học hiện đại, phù hợp với nhiều đối tượng ở nhiều độ tuổi nhưng nội soi toàn bộ đại tràng ống mềm đặc biệt chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Thủng đại tràng.
  • Bệnh nhân bị suy tim hoặc mắc mới bệnh nhồi máu cơ tim.
  • Viêm phúc mạc.
  • Đối tượng vừa phẫu thuật ở đại tràng hoặc ở tiểu khung.
  • Tắc mạch phổi.
  • Phình lớn động mạch chủ vùng bụng.
  • Bị túi thừa cấp tính.
  • Sốc
  • Phụ nữ mang thai (ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối).

Cần chuẩn bị gì trước khi làm nội soi đại tràng ống mềm?

Trước khi thực hiện nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm không sinh thiết, bệnh nhân cần chú ý:

  • Ngừng uống các loại thuốc có chứa sắt khoảng 3 – 4 ngày trước khi soi.
  • Trước khi soi 1 ngày, chế độ ăn cần loại bỏ chất xơ.
  • Làm sạch đại tràng: bằng 2 phương pháp:

Dùng thuốc nhuận tràng: hiện nay các loại thuốc nhuận tràng được bán khá nhiều tại các hiệu thuốc tây, bạn có thể uống thuốc PGE hoặc Fleet. Pha 3 gói thuốc này vào khoảng 3 lít nước đun sôi để nguội, uống hết lượng thuốc này trước khi soi khoảng 6 giờ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị tắc ruột (hay bán tắc ruột) thì không nên dùng loại thuốc này.

Thụt rửa: bệnh nhân có thể thụt sạch nhiều lần cho đến khi đi tiểu ra nước trong rồi mới tiến hành soi đại tràng.

2. Quy trình nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm

Nội soi toàn bộ đại tràng ống mềm cần quan sát những vùng nào?

Khi nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm không sinh thiết, các bác sỹ cần phải có những quan sát tại:

  • Đại tràng ngang.
  • Đại tràng lên và đại tràng xuống.
  • Đại tràng Sigma.
  • Vùng trực tràng.
  • Đại tràng góc gan, đại tràng góc lách.
  • Manh tràng.

Một số tai biến có thể gặp sau khi nội soi đại tràng ống mềm

Trong quá trình thực hiện nội soi, bệnh nhân có thể gặp tình trạng thủng đại tràng (hay gặp nhất với tỷ lệ từ 0.14% đến 0.2%). Vị trí thường thủng nhất là đại tràng Sigma và sẽ được điều trị ngoại khoa là chủ yếu. Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ được điều trị bảo tồn (hút dịch, kháng sinh, nuôi dưỡng tĩnh mạch...) nếu đại trạng chuẩn bị sạch.

Nhiễm khuẩn huyết là tai biến thứ hai có thể gặp khi nội soi đại tràng ống mềm, thường có nguy cơ cao ở đối tượng bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bị xơ gan hay thay van nhân tạo.

Một số tai biến khác: trướng hơi, phản xạ dây X...

vicare.vn-giai-dap-noi-soi-toan-bo-dai-trang-bang-ong-mem-la-gi-body-2

Những lưu ý quan trọng khi nội soi đại tràng ống mềm không sinh thiết

Quá trình nội soi có thể khiến bệnh nhân cảm thấy áp lực và căng tức bụng, co rút cơ... Nếu bệnh nhân chọn kỹ thuật nội soi có dùng thuốc tiền mê, bệnh nhân sẽ không gặp những hiện tượng trên.

Bạn có thể bị đầy bụng khi nội soi do không khí sẽ đi vào qua ống và thổi phồng đại tràng. Sau khi thủ thuật kết thúc, chứng đầy bụng này sẽ giảm nhanh chóng qua đường tự nhiên (đánh hơi).

Hầu hết trường hợp, bệnh nhân có thể ra về trong ngày và ăn uống, hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu như bạn bị đau bụng dữ dội, sốt nhẹ, chảy máu trực tràng, cảm giác ớn lạnh... hãy liên hệ ngay với bác sỹ để được giúp đỡ.

Trong trường hợp có làm sinh thiết, bệnh nhân sẽ có hiện tượng chảy máu khoảng vài ngày.

Qua bài viết này, hẳn bạn đọc đã có hình dung rõ hơn về nội soi toàn bộ đại tràng bằng ống mềm là gì cũng như những lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này. Sau khi nội soi, bạn cần phải nghe theo hướng dẫn từ bác sỹ để đảm bảo không xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

  • Nội soi đại tràng: Chi phí, thời gian thực hiện, những điều cần lưu ý
  • Bao lâu nên nội soi kiểm tra ung thư đại trực tràng?
  • Phải nhịn ăn bao lâu trước khi nội soi đại tràng?