Giải đáp những lo lắng về sức khỏe ở người cao tuổi
Hiên nay, tình trạng bệnh nhân cao tuổi thường nhập viện với nhiều vấn đề và do nhiều nguyên nhân gây nên. Đặc điểm bệnh lý chung ở người cao tuổi là biểu hiện thường không điển hình và đa bệnh lý. Tại Việt Nam, mới đây một nghiên cứu lớn, mang tính điều tra dịch tể học mô hình bệnh tật sức khoẻ ở người cao tuổi do Viện Lão khoa Quốc gia tiến hành trên 3 vùng Bắc - Trung - N...
Giải đáp những lo lắng về sức khỏe ở người cao tuổi
Hiên nay, tình trạng bệnh nhân cao tuổi thường nhập viện với nhiều vấn đề và do nhiều nguyên nhân gây nên. Đặc điểm bệnh lý chung ở người cao tuổi là biểu hiện thường không điển hình và đa bệnh lý. Tại Việt Nam, mới đây một nghiên cứu lớn, mang tính điều tra dịch tể học mô hình bệnh tật sức khoẻ ở người cao tuổi do Viện Lão khoa Quốc gia tiến hành trên 3 vùng Bắc - Trung - Nam cho thấy trung bình một người cao tuổi có khoảng gần 3 bệnh hoặc rối loạn bệnh lý, những bệnh lý rối loạn chiếm tỷ lệ cao là tăng huyết áp, thoái hóa khớp, bệnh lý tiêu hoá, giảm thị lực do đục thuỷ tinh thể; những bệnh lý rối loạn có xu hướng tăng nhanh như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, trầm cảm, sa sút trí tuệ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Một nghiên cứu tại Cần Thơ năm 2007 cho thấy người cao tuổi mắc bệnh mạn tính chung chiếm tỷ lệ 62,2%. Các nhóm bệnh thường gặp lần lượt là bệnh về tim mạch, cơ xương khớp, mắt, hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tai mũi họng. (Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Trí - Hội Lão khoa Thành phố Hồ Chí Minh). Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chức năng sinh lý ở người cao tuổi bị suy giảm theo chiều tăng của tuổi dẫn đến sự suy giảm chức năng đề kháng của cơ thể; các loại bệnh tật cũng theo đó mà phát sinh. Dưới đây là 5 triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi mà HoiBenh đã tổng hợp, bạn có thể tham khảo qua.
1. Chứng mất ngủ
Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ
Đây là một rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ có thể chia thành các nhóm như sau:
- Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ, tình trạng này hay gặp ở những người béo phì hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.
- Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Nổi bật nhất là chứng đau do các bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương... Đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm...
- Các bệnh lý tâm thần kinh: Bệnh trầm cảm là yếu tố lớn nhất liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ. Theo ước tính, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Các rối loạn tâm thần khác có khả năng gây mất ngủ là lo âu quá mức, sa sút trí tuệ.
- Do sử dụng dược phẩm: Đó là các loại thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp... Một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm. Khiến cho tình trạng mất ngủ kéo dài trong thời gian sử dụng thuốc.
Phương pháp điều trị bệnh mất ngủ ở người già
- Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn, học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Không nên sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Không nên ngủ ngày nhiều. Nếu buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường làm việc có đủ ánh sáng và sự kích thích để tránh cảm giác đó.
- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ... Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác; khi đã vào phòng thì không nên đọc sách hoặc xem tivi.
- Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Vào mỗi buổi tối, nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng. Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ. Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Chữa mất ngủ ở người cao tuổi không dùng thuốc bằng cách nào?
2. Bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Nguyên nhân người cao tuổi bị mắc các bệnh tim mạch
Càng về già, các chức năng bộ phận trong cơ thể càng suy yếu. Thông thường, khi còn trẻ các mạch máu trên cơ thể sẽ có tính đàn hồi và co giãn, khi đó, tim co bóp sẽ đẩy máu vào mạch máu dễ dàng hơn cả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, điều này lại hoàn toàn ngược lại, càng lớn tuổi, mạch máu lại càng trở nên cứng, kém đàn hồi, chính vì thế mà tim co bóp bơm máu vào động mạch nhưng luôn gặp sức cản nên phải hoạt động nhiều hơn. Điều này khiến nảy sinh ra tình trạng xơ vữa động mạch làm cho thành mạch dày lên và lòng mạch hẹp lại khiến huyết áp của người cao tuổi thường có huyết áp tâm thu cao nhưng huyết áp tâm trương lại thấp, 2 con số này chênh lệch nhau nhiều dễ gây các bệnh tim mạch.
Triệu chứng bệnh tim mạch ở người cao tuổi
- Đau thắt ngực: Khi cơ tim bị thiếu máu nuôi, người cao tuổi sẽ gặp phải triệu chứng đau thắt ngực, thậm chí là rất đau ngực. Nhồi máu cơ tim chính là mức độ nặng nhất, khi đó mạch máu nuôi tim bị tắc hoàn toàn. Biểu hiện cũng là đau thắt ngực nhưng mức độ dữ dội hơn và kéo dài hơn 30 phút. Đây là tình trạng cấp cứu, cần nhập viện càng sớm càng tốt mới điều trị thành công.
- Suy tim: là triệu chứng khác của bệnh tim mạch ở người cao tuổi, biểu hiện là hiện tượng máu bị ứ lại ở phổi sẽ gây khó thở khi gắng sức, ứ lại ở gan gây đau ở sườn bên phải, ứ lại ở chân gây sưng phù mu bàn chân. Đặc biệt, nếu tim của người cao tuổi bị hư hại hoặc suy yếu trầm trọng, không bơm máu đến các cơ quan đầy đủ, người bệnh sẽ thấy mệt khi vận động.
- Loạn nhịp tim: dấu hiện loạn nhịp tim của người cao tuổi bao gồm các triệu chứng cơ bản và dễ dàng nhận biết như hồi hộp, đánh trống ngực, đôi khi gây chóng mặt và ngất xỉu, do nhịp tim không đều.
Biện pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi
- Ngưng hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chất nicotine có khả năng làm giảm oxy trong máu và tổn thương niêm mạc của các mạch máu. Vì thế, người cao tuổi nên bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ bệnh tim và biến chứng của nó.
- Thường xuyên kiểm soát huyết áp: Mức huyết áp tốt nhất là dưới 120/80 (mm Hg), người cao tuổi nên đến bác sĩ thường xuyên để kiểm tra mức huyết áp của mình mỗi tháng đề phòng cao huyết áp.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng các, giảm lượng cholesterol, kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim.
- Tập luyện thể dục thể thao:Người cao tuổi nên có thời gian tập luyện thể dục thể thao từ 30 đến 60 phút mỗi ngày và nhiều nhất các ngày trong tuần để chống lại tác nhân gây rối loạn nhịp tim. Đồng thời có thể duy trì một trọng lượng cân đối để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Chế độ ăn uống hợp lí: Nên thực hiện chế độ ăn 2 bữa/ ngày với các loại trái cây, rau và ngũ cốc - và ít cholesterol bão hòa, chất béo và natri - có thể giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp và cholesterol.
- Sống lành mạnh, tránh căng thẳng: người cao tuổi nên giảm căng thẳng bằng việc thực hiện lối sống lành mạnh cho sự quản lý căng thẳng, chẳng hạn như thư giãn và hít thở sâu.
3. Bệnh ở hệ hô hấp của người cao tuổi
Nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp ở người cao tuổi
Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... nhất là với những người cao tuổi mắc bệnh mạn tính. Đặc điểm của các bệnh về đường hô hấp là chúng thường hay xảy ra vào những lúc thay đổi thời tiết, giao thời, lúc giữa đêm về sáng do đó làm cho người cao tuổi mất ngủ vì những triệu chứng ho rất khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, các bệnh về đường hô hấp dễ gây ra những biến chứng khó lường. Ngoài ra các bệnh do tuổi tác như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận... làm hệ miễn dịch cơ thể suy yếu khiến người cao tuổi cũng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Biểu hiện của bệnh hô hấp ở người cao tuổi
Các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp không có biểu hiện trên lâm sàng điển hình, chẳng hạn như không sốt, hoặc sốt không cao; ho ít, đôi khi chỉ ho thúng thắng là dễ bỏ sót; người bệnh lại ít có khả năng khạc đờm. Một số người bệnh thậm chí chỉ có biểu hiện rối loạn ý thức, chậm chạp, lú lẫn... Tuy nhiên, một số bệnh nhân có các biểu hiện như: chảy mũi, ho, đờm, sốt, đau ngực, lạnh run... Nếu các viêm nhiễm ở đường hô hấp dưới thường có các triệu chứng như: thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục; thở nhanh và đau ngực; ho nhiều kèm theo đờm có thể lẫn máu; đau ngực; ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sụt cân.
Cách phòng ngừa và điều trị
- Người cao tuổi cũng cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị ăn uống để phòng bệnh hô hấp.
- Không nên hút thuốc lá vì có thể gây hại cho sức khỏe. Thường xuyên tập thể dục nâng cao thể lực nhưng không nên tập quá gắng sức, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, kiểm soát điều trị tốt các bệnh mạn tính sẵn có. Người cao tuổi cần chú ý uống nhiều nước, uống nước đầy đủ giúp tuần hoàn cơ thể tốt.
- Đối với người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính hoặc bị tai biến mạch não người nhà thường xuyên trợ giúp vỗ lưng tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Tuy nhiên khi người cao tuổi có các biểu hiện nghi ngờ cần đưa ngay đến điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán chính xác cũng như xác định các bệnh căn bản kèm theo để có hướng điều trị thích hợp. Thời điểm điều trị càng sớm và thích hợp thì khả năng hồi phục cũng như giảm đi tỷ lệ tử vong càng nhiều.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi
4. Bệnh về đường tiêu hóa
Biểu hiện của bệnh về đường tiêu hóa ở người cao tuổi
- Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi là triệu chứng cũng rất thường gặp, với biểu hiện như viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, trướng bụng, táo bón hoặc thỉnh thoảng bị tiêu chảy, nặng hơn là các bệnh lý về dạ dày như bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính
-
Sự co bóp các cơ ruột cũng thường suy giảm ở cơ thể người già khiến thức ăn vận chuyển từ đoạn ruột trên xuống đoạn dưới chậm nên nhiều cụ già thường không có cảm giác đói khi đến bữa ăn. Tuy nhiên, còn những nguyên nhân khác gây cảm giác mất ngon miệng, ví dụ suy giảm vị giác, lượng nước bọt, hoặc có một bệnh mạn tính khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn; hoặc có một nỗi lo lắng, bực dọc khiến tâm thần bất an hoặc do mất ngủ.
- Các loại bệnh dạng này thường làm người cao tuổi rất khó chịu, tạo cảm giác băn khoăn, lo lắng, ăn không thấy ngon, ngủ không ngon giấc có thể gây mất ngủ kéo dài mà mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.
Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa cho người già
- Điều quan trọng nhất để phòng bệnh là người cao tuổi nên có chế độ ăn hợp lý, kết hợp với thể dục hàng ngày và có đời sống tinh thần thoải mái.
- Một số người cao tuổi còn chán ăn, không thèm ăn, người nhà nên động viên để họ không bỏ bữa, chế biến các món ăn phù hợp với khẩu vị của người cao tuổi, lưu ý cung cấp các loại rau xanh và các loại hoa quả chứa nhiều chất xơ.
- Những người bị táo bón thì cho ăn thêm khoai lang luộc, canh rau mồng tơi, rau đay và uống đủ nước hàng ngày. Nếu bị bệnh dạ dày nên đi khám bác sỹ kịp thời để được tư vấn và điều trị.
- Vận động cơ thể là điều rất cần thiết đối với người già. Tập luyện những động tác nhẹ nhàng như xoa bóp vùng bụng, xoa bóp các cơ bắp hoặc đi bộ. Đối với người cao tuổi sức khỏe yếu nên đi bộ trong nhà, trong sân, khi có sức khỏe tốt hơn thì đi bộ xa hơn hoặc tham gia các môn thể thao như cầu lông, bóng chuyền...Thời gian vận động cơ thể nên trong khoảng 60 phút chia làm 2-3 lần tập.
5. Bệnh ở hệ xương khớp
Một số bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi
- Tình trạng thoái hoá khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương: Thoái hoá khớp chính là hậu quả của quá trình lão hóa khớp, còn loãng xương chính là do lão hoá hệ thống xương của cơ thể. Điều đáng chú ý là người có tuổi thường hay mắc đồng thời nhiều bệnh khác nhau như tăng huyết áp, bệnh Parkinson, làm bệnh nhân rất dễ bị ngã với hậu quả là gãy xương, thậm chí tử vong.
- Bệnh gút: Là biểu hiện rối loạn chuyển hoá đạm của cơ thể, một trục trặc về chuyển hóa, thường đi kèm với các rối loạn chuyển hoá khác như rối loạn chuyển hoá đường gây bệnh đái tháo đường hay rối loạn lipid máu gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Còn ung thư xương thường là thứ phát, hậu quả của di căn các loại ung thư từ nơi khác đến xương như ung thư phổi, vú, dạ dày, tuyến tiền liệt, bệnh đa u tủy xương.
Nguyên nhân gây bệnh xương khớp ở người cao tuổi
- Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Khi tuổi càng cao thì các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).
- Đặc biệt tình trạng này sẽ xãy ra thường xuyên khi bắt đầu vào mùa lạnh, Nguyên nhân đau nhức khớp là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít gây nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, nuôi dưỡng các màng hoạt dịch và sụn khớp, chúng bị kích thích gây nên đau nhức khớp.
- Người cao tuổi đã bị các bệnh về khớp mãn tính (thoái hóa cột sống, thoái hóa sụn khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng, lao cột sống) hoặc đã, đang bị viêm khớp gây đau nhức, nay gặp thời tiết lạnh càng đau nhiều hơn.
Cách phòng ngừa và điều trị
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, nên cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nên ăn nhiều các loại rau quả. Ăn đủ thức ăn giàu đạm động vật như: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò. Đạm thực vật như: bột đậu nành, các loại đậu đỗ. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 có trong cá có thể giúp giảm viêm khớp. Nếu có thừa cân hoặc cholesterol máu cao thì thay bằng sữa tách béo. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu canxi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp. Nên ăn vừa phải, chọn các loại dầu thực vật như: dầu mè, dầu đậu nành... Tránh ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
- Có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý; nên vận động hàng ngày để tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng. Có thể sử dụng phương pháp tập luyện khí công, thái cực quyền sẽ mang lại hiệu quả cao cho những người cao tuổi.
>>> Xem thêm: Làm gì để phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi?
Một số cơ sở y tế uy tín dành cho người cao tuổi
1.Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tuy mới thành lập nhưng đã sớm trở thành một Bệnh viện có uy tín, chất lượng. Ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài, cán bộ nhân viên ngoại giao các Sứ quán đến khám và điều trị bệnh ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Do vậy, để phát huy hết tiềm năng từ đội ngũ thầy thuốc, Điều dưỡng, nhân viên của Bệnh viện - Nhà trường (với tâm huyết, sự nhiệt tình và lòng say mê nghề nghiệp) và để phát triển dịch vụ y tế, Khoa Quốc tế của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã được thành lập.
Đội ngũ điều dưỡng phụ khám tại các phòng đã được đào tạo để đạt tới tính chuyên nghiệp với mục tiêu chăm sóc người bệnh khám ngoại trú một cách toàn diện. Bộ phận khám đã nhận được sự hài lòng của người bệnh về chất lượng khám và điều trị bệnh và phong cách phục vụ. Người bệnh không phải vất vả đi tìm kiếm các dịch vụ, thời gian khám bệnh được rút ngắn. Nhiều bệnh nhân trở lại đặt hẹn tái khám đông và giới thiệu cho những người thân của họ đến khám; người bệnh coi đó là một địa chỉ khám và điều trị bệnh đáng tin cậy. Với các chuyên khoa như: Cơ xương khớp, ngoại cơ xương khớp, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, lão khoa, nội tiêu hóa, ngoại tiêu hóa, tim mạch, ngoại hô hấp, nội tiết, tai mũi họng...
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội
Lịch làm việc:
- Thứ Hai: 06h30 - 12h00, 13h30 - 16h30, 13h30 - 16h30
- Thứ Ba,Thứ Năm,Thứ Sáu: 13h30 - 16h30, 06h30 - 12h00
- Thứ Tư, Thứ Bảy: 06h30 - 12h00
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
2. Bệnh viện Đa khoa Thăng Long
Được thành lập vào năm 2005, với gần 10 năm hoạt động Bệnh viện Đa khoa Thăng Long đến nay đã dần khẳng định được thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. đến với Bệnh viện Thăng Long, khách hàng không chỉ có cơ hội được thăm khám và điều trị bệnh trực tiếp bởi đội ngũ giáo sư bác sĩ giàu kinh nghiệm trong nước mà còn có dịp trải nghiệm các dịch vụ y tế ân cần, chu đáo.
Được xây dựng trên diện tích 5.000m2 cùng hệ thống trang thiết bị y tế chuyên dụng tiên tiến thế hệ mới nhất và đội ngũ giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm có tay nghề cao, Bệnh viện Đa khoa Thăng Long không chỉ hướng tới mục đích khám và điều trị bệnh an toàn, chuyên nghiệp mà còn muốn khách hàng có dịp được trải nghiệm dịch vụ phục vụ thân thiện, hoàn hảo, biến quá trình thăm khám và nằm điều trị bệnh của khách hàng trở thành khoảng thời gian nghỉ dưỡng thực sự.
Địa chỉ: 127 Tựu Liệt, phường Tam Hiệp, Quận Thanh Trì, Hà Nội
Lịch làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 08h00 - 17h00
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THĂNG LONG