Giải đáp nhanh - Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường lo lắng nhiều vấn đề, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày bởi chính những yếu tố trên quyết định đến tiến triển bệnh. Trong đó, câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?” là thắc mắc phổ biến. Vậy bác sỹ trả lời thế nào? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu.

Giải đáp nhanh - Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu? Giải đáp nhanh - Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường lo lắng nhiều vấn đề, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày bởi chính những yếu tố trên quyết định đến tiến triển bệnh. Trong đó, câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?” là thắc mắc phổ biến. Vậy bác sỹ trả lời thế nào? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu.

1. Thế nào là bệnh tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ còn có cách gọi khác là tiểu đường tuýp 3, thường xảy ra nhiều nhất trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ và có nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Bệnh lý này chỉ xảy ra trong thời gian mang thai của người phụ nữ và có khả năng tự biến mất sau khi sinh.

Trên thực tế, tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng, chỉ một số ít trường hợp có thể phát hiện ra bệnh thông qua các biểu hiện như khát nước thường xuyên, ăn liên tục với tốc độ khó kiểm soát và đi tiểu nhiều.

Những biến chứng nguy hiểm đến từ bệnh tiểu đường thai kỳ

Dĩ nhiên, bất kỳ bệnh lý nào cũng có những tác động tiêu cực nhất định đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đối với tiểu đường thai kỳ, nếu mẹ không chú ý thăm khám định kỳ và phát hiện bệnh kịp thời, bệnh sẽ có nhiều diễn tiến nặng nề như chứng tiền sản giật, bị nhiễm trùng hoặc băng huyết sau sinh. Thậm chí, nếu không kiểm soát tốt, bệnh còn có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu muộn (thai trên 32 tuần tuổi), từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tinh thần của thai phụ.

Thai nhi có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sau khi sinh cũng có nguy cơ cao bị tử vong hoặc mang dị tật bẩm sinh, kém phát triển so với bạn đồng trang lứa. Một số bé phát triển trong tình trạng thai to ở mẹ dễ bị các sang chấn như trật khớp vai, gãy xương đòn, suy hô hấp...

Khi mẹ mang thai đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần đầu tiên, điều này cũng có nghĩa mẹ có nguy cơ cao mắc lại bệnh này ở các lần mang thai tiếp theo, thậm chí, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu không có sự can thiệp, kiểm soát kịp thời.

vicare.vn-giai-dap-nhanh-tieu-duong-thai-ky-co-duoc-uong-sua-bau-body-1

2. Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?

Cũng chính vì sự nguy hiểm đến từ bệnh tiểu đường thai kỳ mà việc lựa chọn các thực phẩm cho chế độ ăn uống hàng ngày là cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu. Câu hỏi đặt ra là - Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?

Khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, cơ thể của bạn sẽ có những rối loạn về đường trong máu và lượng đường này thường có xu hướng tăng cao. Vì thế, một chế độ ăn phù hợp dành cho bạn phải là chế độ ít đường, nhiều chất xơ và vitamin có trong rau xanh, các loại trái cây... Trong khi đó, sữa thường có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa một lượng đường tương đối và việc uống sữa có thể gây hại cho mẹ.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên tùy tiện uống các loại sữa thông thường mà nên chọn các loại sữa chuyên biệt của bệnh. Những sữa này hầu hết đều không chứa đường và đặc biệt là hàm lượng tinh bột có trong sữa thấp, vì thế sẽ không làm tăng nồng độ đường huyết của mẹ. Khi chọn mua sữa bầu, mẹ nên để ý đến hàm lượng của 2 chất này trên bao bì/nhãn sữa: ví dụ nếu hàm lượng khoảng 100ml và chỉ chứa 3.1gram carbohydrate là hợp lý.

3. Hướng dẫn chọn sữa cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Để cụ thể hơn việc lựa chọn sữa bầu phù hợp cho mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ, bài viết sẽ cung cấp cho bạn một số loại sữa sau.

Sữa có nguồn gốc thực vật

Sữa có nguồn gốc từ thực vật trên thị trường hiện nay khá đa dạng, ví dụ như sữa đậu nành, sữa hạt óc chó... Hầu hết các loại sữa này đều có thành phần rất tốt cho những mẹ bầu đang bị tiểu đường.

Theo các nghiên cứu, một ly sữa thực vật sẽ cung cấp cho bạn khoảng 131 calo và 10 gram đường, 0.5 gram chất béo bão hòa. Chúng có khả năng cải thiện và ổn định huyết áp của những bệnh nhân bị đái tháo đường. Bên cạnh đó, trong sữa đậu nành còn chứa một lượng chất xơ lý tưởng để kiểm soát đường huyết trong thai kỳ, hạn chế tình trạng táo bón. Canxi có trong sữa đậu nành cũng đẩy lùi các bệnh lý về xương khớp, từ đó giảm nguy cơ sinh non/con sinh bị thiếu cân... Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm uống loại sữa này.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên uống trên 500ml sữa đậu nành/ngày bởi điều này sẽ gây hiện tượng khó tiêu, từ đó ngăn cản cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

vicare.vn-giai-dap-nhanh-tieu-duong-thai-ky-co-duoc-uong-sua-bau-body-2

Các loại sữa tách kem hoặc ít béo, không đường

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, sữa nếu chứa nhiều chất béo sẽ gây nguy cơ cao bị bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, bạn nên uống các loại sữa đã tách kem để đảm bảo an toàn. Các loại sữa này chỉ chứa khoảng 83 calo và 0.1 gram chất béo bão hòa.

Bài viết đã giúp mẹ bầu giải đáp câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?”: bạn vẫn có thể uống nhưng hãy chọn những loại sữa phù hợp và tuân theo lời dặn từ bác sỹ. Đồng thời, mẹ cũng cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh và những buổi tập luyện thể thao cho bà bầu để tăng cường sức khỏe.

Xem thêm:

  • Dùng sữa cho bà bầu đúng bạn đã biết hay chưa
  • Hạt chia: Thực phẩm lợi sữa dành cho mẹ bầu
  • Mẹ bầu phải làm sao khi uống sữa bầu bị đau bụng, tiêu chảy?