Giải đáp nhanh – Da đầu mũi mỏng có nâng mũi được không?
Trong thời đại công nghệ hiện nay, các kỹ thuật thẩm mỹ ngày càng được cải tiến và phổ biến rộng rãi, trong đó không thể không kể đến các phương pháp nâng mũi. Nhiều người lo ngại không biết liệu da đầu mũi mỏng có nâng mũi được không và có để lại biến chứng nguy hiểm không?
Giải đáp nhanh – Da đầu mũi mỏng có nâng mũi được không?
Trong thời đại công nghệ hiện nay, các kỹ thuật thẩm mỹ ngày càng được cải tiến và phổ biến rộng rãi, trong đó không thể không kể đến các phương pháp nâng mũi. Nhiều người lo ngại không biết liệu da đầu mũi mỏng có nâng mũi được không và có để lại biến chứng nguy hiểm không. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề tương tự, bài viết dưới đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích dành cho bạn.
Bác sĩ giải đáp câu hỏi “Da đầu mũi mỏng có nâng mũi được không?”
Da đầu mũi mỏng là một tình trạng phổ biến và yếu tố này hình thành từ cơ địa của mỗi người. Da mũi mỏng thường sẽ gây khó khăn cho việc phẫu thuật nâng mũi vì độ mỏng manh của da không đủ để nâng đỡ sóng sụn, khiến dáng mũi kém tự nhiên. Nếu bác sĩ không đủ tay nghề và có trình độ xử lý kém, sau phẫu thuật sẽ để lại nhiều biến chứng như đầu mũi nhọn, bóng đỏ...
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có rất nhiều người có phần da đầu mũi mỏng nhưng vẫn phẫu thuật nâng mũi thành công. Điều này phụ thuộc vào phương pháp thẩm mỹ và độ uy tín – đáng tin cậy của cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, tay nghề bác sĩ thực hiện...
Nâng mũi bọc sụn – giải pháp nâng mũi hàng đầu cho người có da mũi mỏng
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, hiện nay, phẫu thuật nâng mũi S-line Hàn Quốc sẽ là lựa chọn tuyệt vời để “chỉnh dáng” cho mũi của bạn khi da đầu mũi mỏng. Vậy phương pháp này là gì?
Trước khi tìm hiểu về giải pháp nâng mũi S Line Hàn Quốc, bạn cần phải nắm một số thông tin về kỹ thuật nâng mũi bọc sụn.
Nâng mũi bọc sụn hay còn được gọi là nâng mũi bọc cân Hàn Quốc là loại phương pháp tạo hình mũi với vùng chóp mũi được bọc bằng sụn tự thân (lấy từ chính cơ thể người làm phẫu thuật như sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn mũi hay thậm chí là mỡ tự thân...)
Đây là phương pháp nâng mũi được áp dụng cho các đối tượng có sóng mũi thấp, mũi ngắn, mũi tẹt hay đối tượng đã từng phẫu thuật nâng mũi thất bại.
Ưu điểm lớn nhất của nâng mũi bọc sụn là hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến cơ địa hay thể chất của người làm phẫu thuật, tạo dáng mũi đẹp tự nhiên. Qua thời gian dài, cơ thể cũng sẽ không có các phản ứng đào thải, vì thế giữ được lâu.
Tuy nhiên, phương pháp nâng mũi bọc sụn lại chỉ có thể sử dụng với những ai có đầy đủ da vùng mũi hay cấu trúc sụn mũi chắc chắn. Nếu như bạn có da đầu mũi mỏng, nâng mũi bọc sụn lại không quá khả quan. Lúc này, phương pháp nâng mũi S line Hàn Quốc lại trở thành lựa chọn tối ưu.
S line Hàn Quốc là phương pháp có sự kết hợp giữa sụn nhân tạo nâng mũi và sụn tự thân, đặc biệt có khả năng điều chỉnh toàn diện tạo hình của mũi.
Bên cạnh đó, hiện nay, phương pháp nâng mũi S Line Plus với công nghệ hiện đại cho phép bác sĩ sử dụng màng PRP (màng huyết tương giàu tiểu cầu) để hỗ trợ cho đối tượng có da mũi mỏng. Màng này được tạo ra từ máu tự thân của người làm phẫu thuật và qua ly tâm thu được.
Với khả năng tăng sinh tế bào nhanh, sản sinh mạnh collagen, khi đặt màng PRP vào vùng đầu mũi, da đầu mũi sẽ trở nên mềm mại, mịn màng và vô cùng tự nhiên. Thêm vào đó, khi sử dụng vật liệu hỗ trợ là màng tế bào PRP, cơ thể sẽ không còn lo ngại đến sự tự đào thải trong thời gian dài.
Các chú ý phải nhớ khi nâng mũi bọc sụn cho trường hợp da đầu mũi mỏng
Để đảm bảo kết quả phẫu thuật này đạt mức tối ưu và không xảy ra sự cố cho người có da mũi mỏng, bạn cần phải đặc biệt chú ý 4 điều sau.
Tuyệt đối không lạm dụng sụn khi phẫu thuật
Rất nhiều người hiểu sai bản chất của việc nâng mũi và cho rằng đặt sụn càng lớn, dáng mũi sẽ càng cao. Tuy nhiên điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như thủng đầu mũi, hoặc nhẹ hơn như bóng đỏ đầu mũi, lộ rõ sóng sụn. Vì thế, điều quan trọng nhất khi nâng mũi là phải có tính cân đối.
Ngoài ra, các loại sụn khác nhau cũng sẽ có tính chất riêng biệt. Trong đó, sụn nhân tạo thường được sử dụng khá nhiều do thiết kế đa dạng form dáng và giúp mũi cao tự nhiên, duyên dáng.
Sụn tai có thể nâng mũi cao không?
Rất nhiều người đặt câu hỏi này khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi bọc sụn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khẳng định quan niệm lấy sụn tai nâng mũi là hoàn toàn sai lầm. Loại sụn tai này được lấy từ vị trí sau vành tai và thường được dùng để bao bọc phần sụn nhân tạo, bảo vệ cho đầu mũi tránh khỏi các biến chứng.
Sụn tai theo nguyên lý tự nhiên sẽ có độ cong nhất định, vì thế có tác dụng tạo dáng cho đầu mũi tự nhiên. Tuy nhiên, nếu dùng sụn tai nâng mũi, sau một thời gian mũi sẽ bị lệch vẹo hoặc cong lại, trở nên dị dạng bởi bản chất của loại sụn này.
Da đầu mũi mỏng – khi nâng mũi bắt buộc phải có các vật liệu hỗ trợ
Đối với các đối tượng có vùng da đầu mũi mỏng, khi phẫu thuật nâng mũi, các bác sỹ bắt buộc phải dùng đến các vật liệu hỗ trợ như vật liệu tự thân/vật liệu nhân tạo. Vật liệu nhân tạo thường có một số loại như Demoderm, Megaderm... hoặc màng PRP (được giới thiệu ở phần trên).
Mũi bẩm sinh bè và xương thô không thể nâng mũi
Một số trường hợp mũi của bệnh nhân có tính gồ hoặc tính bè, xương mũi quá thô... thì trước tiên phải được cải thiện vùng xương mũi, sau đó mới được phép thực hiện phẫu thuật nâng cao mũi. Nếu như bạn vẫn giữ nguyên dáng mũi trên thì không thể phẫu thuật đặt sóng sụn.
Qua bài viết này, hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho việc “Da đầu mũi mỏng có nâng mũi được không?”, đồng thời có những lưu ý phải nhớ nếu muốn tiến hành nâng mũi bọc sụn. Có thể thấy, với công nghệ thẩm mỹ hiện đại ngày nay, trở nên xinh đẹp hơn đã không còn là vấn đề. Tuy nhiên, để vẻ đẹp của bạn có thể giữ lâu dài và hạn chế tối đa các tác hại về sức khỏe, bạn cần tìm đến các bệnh viện/cơ sở thẩm mỹ đáng tin cậy và uy tín.
Xem thêm:
- Nâng mũi ở đâu đẹp và đảm bảo an toàn?
- Những điều bạn nên biết khi nâng mũi S-line
- Nâng mũi như thế nào không để lại biến chứng?