Giải đáp nguyên nhân gây căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Hiện tượng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu là một tình trạng phổ biến bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và tùy theo thể trạng của mỗi người mà có mức độ căng tức nặng – nhẹ khác nhau. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn về hiện tượng này.

Giải đáp nguyên nhân gây căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu Giải đáp nguyên nhân gây căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Hiện tượng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu là một tình trạng phổ biến bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và tùy theo thể trạng của mỗi người mà có mức độ căng tức nặng – nhẹ khác nhau. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn về hiện tượng này.

Bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có bình thường không?

Căng tức bụng bầu trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ là một hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu với nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở hầu hết trường hợp, đây là tình trạng hoàn toàn bình thường và không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có rất nhiều, trong đó, một số nguyên nhân sau đây là phổ biến nhất.

Do sức ép của thai nhi

Theo ý kiến từ giáo sư khoa sản của Đại học Florida, Gainesville: sức ép của thai nhi lên khoang bụng của mẹ là một trong những nguyên nhân điển hình nhất của hiện tượng căng tức bụng. Khi thai nhi càng lớn, sức ép của thai nhi lại càng đáng kể lên các bộ phận của khoang bụng và hệ cơ xương.

Thông thường, nguyên nhân này sẽ gây ra căng tức bụng ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, ít khi xảy ra ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, để phòng tránh và hạn chế bớt, mẹ bầu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và tập luyện thường xuyên các bài tập cho mẹ bầu, đi vệ sinh nhiều hơn nhằm giảm căng thẳng vùng bụng.

Táo bón

Khi mang thai, sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể sẽ gây ra sự xáo trộn trong quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến táo bón.

Chứng táo bón này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu và căng tức vùng bụng. Đôi khi, bụng của mẹ sẽ sưng đau, đi đại tiện gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, một số mẹ bầu uống vitamin nhân tạo cũng sẽ có nguy cơ cao bị táo bón hơn so với bình thường do hàm lượng sắt cao trong các loại vitamin này.

vicare.vn-mach-ban-ly-do-tai-sao-mang-thai-doi-bung-lien-tuc-body-2

Để khắc phục tình trạng trên một cách an toàn, mẹ cần:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như các loại củ, rau xanh, các loại đậu...
  • Tăng cường uống nước mỗi ngày và uống nhiều nước ép trái cây thiên nhiên, hạn chế các loại đồ uống có đường.
  • Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng để kích thích chuyển động ruột.
  • Chú ý không được uống thuốc nhuận tràng hay chất xơ nhân tạo nếu chưa hỏi qua ý kiến của bác sỹ bởi điều này có thể gây ra tác dụng phụ và biến chứng tiêu cực trong thai kỳ.

Đầy hơi

Đầy hơi cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu với nguyên nhân tương tự như chứng táo bón ở mẹ. Bên cạnh đó, khả năng tiêu hóa bị cản trở sẽ gây nên sự tích tụ khí trong bụng, không chỉ gây ra hiện tượng đau tức bụng mà còn có cảm giác chuột rút nhẹ.

Về nguyên tắc, bạn không thể tác động trực tiếp vào hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn có thể gián tiếp làm tăng tốc độ tiêu hóa, hạn chế chứng đầy hơi bằng cách:

  • Hạn chế đồ uống có gas, các sản phẩm làm từ sữa.
  • Giảm bớt tỏi, các loại đậu, khoai lang và khoai tây trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và nhai kỹ, nuốt chậm nhằm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Không nên uống thuốc bổ sung hay thảo dược nếu chưa được bác sỹ cho phép.

Ợ nóng

Chứng ợ nóng cũng có khả năng gây căng tức bụng và cảm giác khó chịu ở mẹ bầu. Điều này xảy ra do acid từ dạ dày bị trào ngược lên lại thực quản và thậm chí lên đến miệng. Ợ nóng - ợ chua tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng sẽ gây ra cảm giác nóng rát cổ họng và vùng ngực, đồng thời tạo cảm giác đau tức bụng.

Để hạn chế tình trạng ợ nóng, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc các món ăn chiên/rán.
  • Tránh các loại đồ ăn có vị cay nóng, chua nồng hay nhiều gia vị.
  • Giảm bớt hành và tỏi trong bữa ăn.
  • Không nên uống các loại đồ uống chứa caffein
vicare.vn-giai-quyet-benh-dau-da-day-khi-mang-thai-nhu-the-nao

Khi nào tình trạng căng tức bụng khi mang thai là nguy hiểm?

Tuy nhiên, không phải lúc nào hiện tượng căng tức bụng bầu cũng là bình thường. Đây cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo của một tình trạng nguy hiểm nào đó.

Mang thai ngoài tử cung

Thường xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 10. Khi bị mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu sẽ có các biểu hiện như đau tức bụng và bụng đau dồn dập, quặn thắt, đồng thời âm đạo xuất huyết bất thường, máu có màu sẫm và loãng...

Có khả năng dọa sảy thai sớm

Nếu mẹ bị đau bụng và đau lưng đi kèm theo những mảng huyết dày, đây là dấu hiệu cảnh báo dọa sảy thai sớm ở thai phụ.

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu do khối u

Nhiều phụ nữ có tiền sử từng mắc khối u buồng trứng hay u xơ tử cung, khi mang thai sẽ có hiện tượng đảo ngược cuống u nang, dẫn đến nhiều cơn đau quặn ở khu vực bụng dưới đi kèm với cảm giác tức bụng. Tùy theo tình trạng mà những cơn đau này có thể tự giảm hoặc nặng nề hơn.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở bất kỳ ai và ở bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ, tuy nhiên xác suất xuất hiện là rất thấp. Biểu hiện của bệnh là cảm giác đau thắt ở 1/3 vùng bụng và đau âm ỉ, kéo dài dai dẳng.

Ký sinh trùng đường ruột

Loại ký sinh trùng phổ biến nhất là giun đũa, gây ra các cơn đau ê ẩm ở khu vực bụng quanh rốn.

Qua bài viết này, bạn đọc đã tìm hiểu rõ hơn các nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nguy hiểm của tình trạng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu. Thời gian đầu thai kỳ là một khoảng thời gian nhạy cảm ở mọi mẹ bầu, vì thế hãy thật sự chú ý các biểu hiện trên cơ thể nhằm phát hiện kịp thời bất thường, tìm gặp bác sỹ và can thiệp kịp thời.

Xem thêm :

  • Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
  • 3 cách tự nhiên giúp đẩy lui táo bón khi mang thai
  • Lời khuyên dinh dưỡng khỏe mạnh cho phụ nữ mang thai