Giác mạc nhân tạo là gì?

Trên thế giới, có khoảng 7% người bị mù vì các bệnh lý liên quan đến giác mạc. Ghép giác mạc là phương pháp duy nhất để cứu vãn thị lực, nhưng nguồn giác mạc hiến tặng rất ít. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra giác mạc nhân tạo. Vậy giác mạc nhân tạo là gì?

Giác mạc nhân tạo là gì? Giác mạc nhân tạo là gì?

Trên thế giới, có khoảng 7% người bị mù vì các bệnh lý liên quan đến giác mạc. Ghép giác mạc là phương pháp duy nhất để cứu vãn thị lực, nhưng nguồn giác mạc hiến tặng rất ít. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra giác mạc nhân tạo. Vậy giác mạc nhân tạo là gì?

Vai trò của giác mạc

Giác mạc người là một màng mỏng trong suốt, nằm ở phía trước nhãn cầu (là phần lòng đen của mắt). Ánh sáng đi qua giác mạc, chiếu lên tế bào thị giác nằm ở võng mạc, giúp nhận biết hình ảnh và truyền tín hiệu lên não. Nhờ vậy, con người mới có thể nhìn được thế giới xung quanh. Nếu giác mạc bị mờ đục, hoặc tổn thương, khả năng nhìn của con người sẽ bị suy giảm. Khi điều này xảy ra, cần phải ghép giác mạc để có được thị lực ban đầu.

Khoảng 7% người mù trên thế giới không nhìn thấy được do bệnh về giác mạc. Tuy nhiên, tỷ lệ hiến giác mạc, nhất là ở Việt Nam còn rất thấp. Nên có rất nhiều người phải chịu cảnh mù lòa vì không được làm phẫu thuật ghép giác mạc.

vicare.vn-giac-mac-nhan-tao-la-gi-body-1

Giác mạc nhân tạo là gì?

Để giải quyết vấn đề thiếu giác mạc, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu phương pháp tạo ra giác mạc nhân tạo. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học Thụy Điển, Canada và Mỹ đã tìm ra cách tạo ra giác mạc từ sợi collagen nhân tạo. Collagen là một loại protein chiếm tới 25% tổng lượng protein trong cơ thể người, có chức năng chính là liên kết các mô trong cơ thể.

Giác mạc nhân tạo đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân có bệnh giác mạc hình chóp nặng. Khi cấy ghép giác mạc nhân tạo vào, các tế bào giác mạc của bệnh nhân được kích thích để tự phục hồi và sản sinh ra mô mới. Nhờ vậy, các tế bào sẽ thích nghi với giác mạc mới tốt hơn, và không gây nhiễm trùng. Sau hai năm, các tế bào khỏe mạnh đã hoàn toàn bao phủ giác mạc nhân tạo và phục hồi lại thị lực cho 6/10 bệnh nhân được thử nghiệm.

Gần đây, với công nghệ in 3D phát triển, các nhà khoa học đã phát minh ra cách in 3D giác mạc nhân tạo. Điểm khó khăn của công trình này là việc chế tạo ra loại mực sinh học đủ mỏng để đi qua ống của máy in 3D nhưng phải đủ độ cứng để giữ hình dạng sau khi in xong. Để khắc phục được khó khăn này, các nhà khoa học đã cho thêm alginate và các tế bào gốc chiết xuất từ giác mạc vào hỗn hợp collagen và các protein khác. Kết quả là đã thành công.

Việc tìm ra các phương pháp khác nhau để chế tạo giác mạc nhân tạo là rất quan trọng, bởi nguồn giác mạc hiến tặng là có giới hạn và luôn trong tình trạng thiếu hụt. Công nghệ in 3D sẽ không thay thế hoàn toàn việc hiến giác mạc, bởi giác mạc nhân tạo vẫn cần sử dụng các tế bào gốc từ giác mạc của người. Tuy nhiên, ưu điểm là từ một giác mạc của người, giờ đây đã có thể chia nhỏ để tạo thành 50 giác mạc nhân tạo.

Xem thêm:

  • Bệnh giác mạc yếu thì phải làm sao?
  • Bệnh viêm kết mạc do virus (đau mắt đỏ) dễ lây mạnh, cảnh giác trong mùa xuân hè
  • Viêm giác mạc sợi có khỏi được không?