Giá vắc xin phòng ung thư cổ tử cung ở Việt Nam vẫn khá cao do đâu?

Với giá khoảng 200 đô la Mỹ cho một liều tiêm vắc xin HPV như hiện nay nhiều người cho rằng là khá cao nên khó triển khai tiêm phổ biến tại Việt Nam.

Giá vắc xin phòng ung thư cổ tử cung ở Việt Nam vẫn khá cao do đâu? Giá vắc xin phòng ung thư cổ tử cung ở Việt Nam vẫn khá cao do đâu?

Với mức giá khoảng 200 đô la Mỹ cho một liều tiêm vắc xin HPV như hiện nay nhiều người cho rằng là khá cao nên khó triển khai tiêm phổ biến loại vắc xin này tại Việt Nam.

Một số thông tin về giá vắc xin HPV tại Việt Nam

Đã có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề về giá vắc xin HPV tại Việt Nam được các chuyên gia thảo luận trong hội thảo phổ biến Kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung (UTCTC) giai đoạn 2016-2025. Sự kiện diễn ra sáng nay (10/11) do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức.

chich-ngua-ung-thu-co-tu-cung-va-5-dieu-can-biet Tỉ lệ mắc mới và tử vong do UTCTC sẽ tăng nếu không có các can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị. Ảnh minh họa.

Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu không có các can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị UTCTC thì trong khoảng 10 năm nữa, tỉ lệ mắc mới và chết do UTCTC sẽ tăng thêm 25% và đến năm 2030 hầu hết các trường hợp tử vong do UTCTC xảy ra ở các nước đang phát triển.

Tiêm phòng vắc xin HPV được coi là một hoạt động quan trọng trong phòng ngừa UTCTC. Trong bối cảnh thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 1.000 USD/năm và đang tăng dần mặc dù rất chậm nếu áp dụng được chế độ bảo hiểm y tế toàn dân, kết hợp với nâng cao mức phí tham gia bảo hiểm ở mức độ chấp nhận được hoặc áp dụng chế độ đồng chi trả thì dịch vụ tiêm vắc xin HPV và sàng lọc UTCTC có thể được tích hợp vào các gói dịch vụ, tiến đến tích hợp vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Nhiều ý kiến cho rằng, với mức giá khoảng 200 đô la Mỹ cho một liều tiêm vắc xin HPV như hiện nay là khá cao nên khó triển khai tiêm phổ biến loại vắc xin này tại Việt Nam. Lý giải điều này, PGS.TS Nguyễn Vũ Quốc Huy, Phó Hiệu trưởng ĐH Y dược Huế cho rằng, việc mua nhỏ lẻ sẽ khiến giá cao, tuy nhiên nếu đàm phán thì có thể giảm giá vắc xin. Giá dịch vụ tiêm vắc xin HPV đến người dùng có thể được giảm mạnh nếu có hợp đồng cung cấp số lượng lớn các liều vắc xin do cơ quan hữu quan ở cấp quốc gia làm đầu mối thương thảo và thảo luận với các nhà sản xuất và cung cấp vắc xin như mô hình một số nước đã triển khai.

Chẳng hạn như Malaysia cấp phép cho hai loại vắc xin HPV vào năm 2006 và 2007 nhưng chỉ được triển khai tại các trung tâm y tế tư nhân. Năm 2010, chương trình tiêm phòng HPV quốc gia được triển khai, cung cấp vắc xin HPV miễn phí cho trẻ em gái trên 13 tuổi nếu được cha mẹ đồng ý tại trường học. Bộ Y tế công cộng Malaysia đã đứng ra thương thảo với các nhà sản xuất và cung cấp vắc xin với số lượng lớn và đã đạt được thành công khi thỏa thuận giá cho mỗi liều vắc xin xuống còn 14-15USD và còn tiếp tục giảm. Phân tích về chi phí hiệu quả được thực hiện tại Malaysia trong năm 2007-2008 chứng minh rằng, chi phí điều trị UTCTC cao hơn chi phí dự phòng thông qua chương trình tiêm chủng, do đó, chương trình tiêm chủng có chi phí – hiệu quả cao hơn.

>>> Xem thêm: Giải đáp những thắc mắc thường gặp về tiêm phòng HPV

ung-thu-co-tu-cung-nhung-dau-hieu-ban-da-chom-mac

“Đầu tư 200 đô la là xứng đáng...”

WHO khuyến cáo chú trọng vào việc tiêm vắc xin HPV cho các em gái từ 9-13 tuổi. Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhận định: Việc đầu tư 200 đô la Mỹ cho một liều tiêm vắc xin HPV, theo tôi, là xứng đáng để giảm thiểu nguy cơ mắc UTCTC. Các bằng chứng cho thấy, phần lớn UTCTC hoàn toàn có thể phòng ngừa và việc tiêm phòng vắc xin HPV cho trẻ em gái ở độ tuổi 12 tuổi sẽ giúp ngăn ngừa 690.000 ca nhiễm UTCTC và ngăn ngừa được 420.000 ca tử vong trên toàn thế giới.

"Cần đảm bảo 70% số trẻ em gái độ tuổi từ 9-13 được tiêm phòng vắc xin HPV và 70% số phụ nữ trong độ tuổi từ 30-49 được sàng lọc UTCTC ít nhất một lần mới có thể tiến tới xóa bỏ UTCTC vào năm 2030..." - bà Astrid Bant nhấn mạnh.

Phần lớn UTCTC hoàn toàn có thể phòng ngừa và việc tiêm phòng vắc xin HPV cho trẻ em gái ở độ tuổi 12 giúp ngăn ngừa ca nhiễm và tử vong. Ảnh minh họa.

Tại Việt Nam, cả hai loại vắc xin Gardasil và Cervarix được cấp phép và có mặt từ năm 2009. Vắc xin HPV hiện đang được cung cấp dưới dạng vắc xin dịch vụ cho trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi 9-26 với liệu trình 3 mũi tiêm trong vòng 6 tháng. Tính đến tháng 12/2015 đã có khoảng 514.000 liều vắc xin Cervarix và 811.000 liều vắc xin Gardasil được nhập vào Việt Nam. Số phụ nữ được tiêm ước tính là 350.000-400.000 phụ nữ. Chi phí cho liệu trình 3 mũi tiêm trong khoảng 2,4 triệu đồng đến 4 triệu đồng.

Việt Nam là một trong số 4 quốc gia tham gia vào chương trình toàn cầu và toàn diện về UTCTC, giảm UTCTC qua tiêm vắc xin, sàng lọc và điều trị UTCTC. Vắc xin Gardasil được triển khai bởi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia theo hai chiến lược: tiêm chủng tại trường học cho học sinh lớp 6 (có theo dõi tại cộng đồng) và tiêm chủng tại trạm y tế cho trẻ em gái tuổi 11 ở khu vực thành thị, nông thôn và miền núi. Tổng số có trên 6.400 trẻ em gái đã nhận được ít nhất một liều vắc xin.

Xem thêm thông tin về y tế, sức khỏe tại HoiBenh.

Theo Sức khỏe & Đời sống

>>> Xem thêm: Bài thuốc dân gian kì diệu hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung