Giá dịch vụ xét nghiệm máu tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2019?

Ngoài việc chuẩn sức khỏe thật tốt chào đón em bé chào đời thì việc theo dõi và khám thai trong suốt thai kỳ là điều quan trọng. Đặc biệt, nếu chị em muốn thực hiện các xét nghiệm máu khi mang thai tại Bệnh viện Từ Dũ mà chưa nắm rõ chi phí ra sao thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn.

Giá dịch vụ xét nghiệm máu tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2019? Giá dịch vụ xét nghiệm máu tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2019?

Ngoài việc chuẩn bị sức khỏe thật tốt chào đón em bé ra đời thì việc theo dõi và khám thai trong suốt thai kỳ là điều quan trọng. Đặc biệt, nếu chị em muốn thực hiện các xét nghiệm máu khi mang thai tại Bệnh viện Từ Dũ mà chưa nắm rõ chi phí ra sao thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn.

Các chuyên khoa dịch vụ của Bệnh viện Từ Dũ

Với lịch sử hơn 80 năm hình thành và phát triển (từ năm 1937 đến nay), Bệnh viện Từ Dũ đã trở thành địa chỉ tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em khu vực phía Nam, đi đầu về sản phụ khoa cả nước. Hiện bệnh viện có 19 khoa lâm sàng và 7 khoa cận lâm sàng, một số chuyên khoa chính là:

  • Khoa Sinh
  • Khoa Sản A
  • Khoa Phụ
  • Khoa Xét nghiệm di truyền y học
  • Khoa Hiếm muộn
  • Khoa Xét nghiệm
  • Khoa Phẫu thuật – Nội soi
  • Khoa Sơ sinh

Bệnh viện Từ Dũ là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao, tận tâm trong công việc. Hiện tại, có thể kể đến một số bác sĩ đang công tác tại bệnh viện như: BS Lưu Thế Duyên, TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy, BS Hoàng Thị Mỹ Ý, BS Nguyễn Thị Vĩnh Thành, BS Nguyễn Anh Danh, ...

Địa chỉ của Bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện Từ Dũ
  • Cơ sở 1: Số 284 Đường Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2: 227 Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là địa chỉ thăm khám theo diện bảo hiểm y tế
  • Cơ sở 3: 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở mới xây dựng nhằm triển khai dịch vụ thăm khám theo dịch vụ yêu cầu của bệnh nhân.

Điện thoại liên hệ: 19007237 - (028) 5404.2829

Tổng đài đặt lịch khám: 028 1081

Điện thoại khám trẻ hẹn giờ: 1900 7234

Bệnh viện Từ Dũ có khám ngoài giờ không?

Thời gian khám bệnh của Bệnh viện Từ Dũ chia ra làm 3 hình thức:

Khám BHYT tại số 227 Cống Quỳnh, Quận 1

  • Khoa Chăm sóc trước sinh: trong giờ hành chính từ thứ Hai – thứ Sáu (sáng từ 7h – 11h, chiều từ 12h30 – 16h30)
  • Khám phụ khoa: từ thứ Hai – thứ Sáu (từ 7h – 16h30)
  • Khoa xét nghiệm: từ thứ Hai - thứ Sáu (từ 7h - 19h). Thứ Bảy từ 7h - 17h

Khám dịch vụ tại số 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1

Khám Sản – Phụ khoa: trong giờ làm việc hành chính thứ Hai – thứ Sáu (từ 6h – 18h)

Khám ngoài giờ vào thứ 7, chủ nhật tại cơ sở 3

Để giúp cho người bệnh có nhu cầu khám bệnh ngoài giờ, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức khám dịch vụ vào thứ 7, Chủ nhật tại cơ sở 3 với thời gian như sau:

  • Thứ Bảy: từ 7h – 16h
  • Chủ nhật: từ 7h – 11h

4 lý do chị em mách nhau nên khám thai ở Bệnh viện Từ Dũ

  • Đây là một trong những bệnh viện hàng đầu tại miền Nam trong lĩnh vực Sản – Phụ khoa và được đa số các mẹ bầu tin tưởng lựa chọn kiểm tra sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
  • Đội ngũ y bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình tư vấn, giải đáp thắc mắc của chị em khi mang thai.
  • Làm chủ nhiều kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực sản phụ khoa, đặc biệt là các kỹ thuật xét nghiệm, siêu âm trong chẩn đoán, sàng lọc rất tiên tiến, hiện đại nên sản phụ có thể hoàn toàn an tâm và tin tưởng.
  • Mọi chi phí khám chữa bệnh đều được công khai trước khi thực hiện để sản phụ, người thân nắm rõ.
Bệnh viện Từ Dũ

Vai trò quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai

  • Kiểm tra mức độ kháng thể với virus Cytomegalo (gây sảy thai, dị tật bẩm sinh về thính giác và thị giác), virus Rubella (đe dọa sinh non, thai chết lưu, sảy thai, dị tật liên quan đến tim mạch, thị giác, thính giác). Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp đánh giá được tình trạng thai nhi có mắc bệnh giang mai hay không, chẩn đoán viêm gan B, kháng thể HIV, ... nhằm xử trí sớm.
  • Giúp biết được hàm lượng Hemoglobin có trong máu, nếu thấp là dấu hiệu của thiếu máu, cần bổ sung sắt nhằm hỗ trợ quá trình trao đổi chất, mang oxy vào hồng cầu.
  • Phát hiện hội chứng Down ở thai nhi ở tuần thai 11 - 13
  • Vấn đề bất thường của hồng cầu như rối loạn tế bào máu, bệnh thalassaemia, ...
  • Kiểm tra nhóm máu đề phòng phải truyền máu lúc mang thai và sinh nở
  • Xét nghiệm máu giúp xác định được yếu tố âm tính hay dương tính với Rh. Nếu mẹ mang Rh-, bé mang Rh+ thì cơ thể mẹ có thể tạo ra những chất kháng thể phá hủy hồng cầu của bé
  • Xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không

Giai đoạn thai kỳ nào cần làm xét nghiệm máu?

Hiện nay không có quy định thời gian bắt buộc bà bầu phải làm xét nghiệm máu. Nhưng trên thực tế cho thấy đây là một xét nghiệm quan trọng, cần thiết với thai phụ, đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Do vậy, lúc chị em đi khám thai định kỳ sẽ được bác sĩ sản khoa tư vấn về việc tiến hành xét nghiệm máu.

Tùy vào tình trạng thai phụ mà xét nghiệm máu có thể được tiến hành sớm hơn. Ví dụ như xét nghiệm kiểm tra hàm lượng sắt nếu thấy người mệt mỏi, da xanh xao. Ngoài ra, ở tuần thai thứ 28 trở đi, khi thai phụ đăng ký sinh con tại bệnh viện sẽ được chỉ định làm kiểm tra các chỉ số về máu để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” thuận lợi. Đây là quy định bắt buộc tại một số bệnh viện nên mẹ bầu chắc chắn phải thực hiện.

Ý nghĩa của một số chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai

  • Chỉ số URE máu: nếu URE vượt quá mức 2,5 – 7,5 mmol/l thì thận của thai phụ đang gặp vấn đề. Khi tăng nồng độ URE trong máu có thể do mẹ bị mất nước, suy tim sung huyết, sốt, ...
  • Chỉ số Acid Uric: nếu vượt qua giới hạn 150 – 360 μmol/l thì mẹ bầu có nguy cơ bị Gout. Ngược lại, nếu nồng độ quá thấp thì mẹ có khả năng mắc bệnh Wilson dẫn đến tổn thương tế bào gan.
  • Chỉ số GLU (glucose - lượng đường trong máu): nếu thấp hơn 4,1 mmol/l thì mắc chứng hạ đường huyết, nếu vượt 6,1 mmol/l sẽ dẫn đến bị bệnh tiểu đường.
  • Chỉ số về nhóm mỡ máu: nếu vượt qua khỏi các giới hạn sau đây, mẹ bầu dễ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao: Cholesterol (3,4 – 5,4 mmol/l), HDL – Choles (0,9 – 2,1 mmol/l), Triglyceride (0,4 – 2,3 mmol/l), LDL – Choles (0,0 – 2,9 mmol/l).
  • Chỉ số SGOT và SGPT: giới hạn quy định đối với SGOT là 9,0 – 48,0 mmol/l và SGPT là 5,0 – 49,0 mmol/l. Nếu vượt khỏi giới hạn này thì gan của thai phụ có vấn đề.
  • Chỉ số GGT về miễn dịch cho tế bào gan: khi vượt khỏi giới hạn 0,0 – 53,0 μmol/l gan bị miễn dịch kém, suy giảm chức năng gan.

Bảng giá xét nghiệm máu tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2019

Bảng giá xét nghiệm máu Bệnh viện Từ Dũ dành cho thai phụ được chia thành những mức giá khác nhau, dựa trên điều kiện loại xét nghiệm, bệnh nhân khám dịch vụ theo yêu cầu, khám thường hay khám theo diện BHYT.

vicare.vn-gia-dich-vu-xet-nghiem-mau-tai-benh-vien-tu-du-nam-2019-body-3

BẢNG GIÁ THU DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU

(ÁP DỤNG NGÀY 01/06/2015 ĐẾN NAY TẠI PHÒNG KHÁM 191 NGUYỄN THỊ MINH KHAI)

vicare.vn-gia-dich-vu-xet-nghiem-mau-tai-benh-vien-tu-du-nam-2019-body-4
vicare.vn-gia-dich-vu-xet-nghiem-mau-tai-benh-vien-tu-du-nam-2019-body-5

Những lưu ý cho bà bầu khi xét nghiệm máu tại bệnh viện Từ Dũ

  • Nên tiến hành lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng là tốt nhất.
  • Để đảm bảo kết quả chính xác, thai phụ nên nhịn ăn, không uống sữa, nước hoa quả, nước ngọt, chất kích thích (cà phê, rượu, bia, ...) trong khoảng 12 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm. Đối với các xét nghiệm HIV, Rubella, ... có thể ăn uống bình thường.
  • Cần trao đổi với bác sĩ nếu thấy bất kỳ hiện tượng bất thường nào của cơ thể khi lấy máu để có biện pháp xử lý kịp thời.

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Từ Dũ bạn cần biết
  • Mách mẹ cách chuẩn bị đồ đi sinh ở bệnh viện Từ Dũ