Ghép xương cấy Implant có đau không?

Ghép xương trước khi cấy răng Implant là một thủ thuật cần thiết trong một số trường hợp để bảo đảm hiệu quả của phương pháp. Vậy ghép xương cấy Implant có đau không và cần lưu ý những gì khi phải thực hiện thủ thuật này? Bài viết sau đây sẽ giải đáp ngay cho bạn.

Ghép xương cấy Implant có đau không? Ghép xương cấy Implant có đau không?

Ghép xương trước khi cấy răng Implant là một thủ thuật cần thiết trong một số trường hợp để bảo đảm hiệu quả của phương pháp. Vậy ghép xương cấy Implant có đau không và cần lưu ý những gì khi phải thực hiện thủ thuật này? Bài viết sau đây sẽ giải đáp ngay cho bạn.

Ghép xương cấy Implant là gì?

Ghép xương cấy Implant có tên gọi đầy đủ là Phẫu thuật ghép xương nhân tạo để cấy ghép Implant. Đây là một bước bắt buộc ở một số trường hợp nhằm giúp bổ sung và tái tạo lại phần xương hàm đã tiêu biến trước đó, giúp xương hàm có đầy đủ thể tích và điều kiện để nâng đỡ trụ Implant sau khi cấy.

Kỹ thuật ghép xương cấy Implant thường được thực hiện trước khi cấy răng Implant chính thức khoảng 9 đến 12 tháng để vùng xương nhân tạo này có đủ thời gian để tích hợp và ổn định trong xương hàm.

Một số trường hợp bắt buộc cấy ghép xương:

  • Mật độ xương hàm mỏng, yếu.
  • Xương hàm đã bị tiêu biến do mất răng trong thời gian dài.
  • Gặp chấn thương nghiêm trọng hoặc có di chứng từ các phẫu thuật răng miệng trước đây...
vicare.vn-ghep-xuong-cay-implant-co-dau-khong-body-1

Tổng hợp các phương pháp ghép xương cấy Implant

Ghép xương tự thân

Khi thực hiện loại ghép xương này, xương ghép sẽ được lấy từ một phần khác trong cơ thể của bệnh nhân, có thể là vùng xương hông, xương cằm, xương cẳng chân hay xương sọ... Bởi vì dùng xương tự thân này sau khi ghép, xương sẽ không bị đào thải, thậm chí vẫn có thể tăng trưởng tự nhiên.

Tuy nhiên, bất lợi của giải pháp này là bệnh nhân phải trải qua thêm 1 phẫu thuật khác để lấy xương cấy ghép, mức độ khó chịu và đau nhức sẽ tăng cao hơn. Vì vậy, có rất ít bệnh nhân chọn giải pháp này nếu chưa thật sự cần thiết.

Ghép xương dị loại

Loại ghép xương này được thực hiện dựa trên xương lấy từ động vật, phổ biến nhất là xương từ giống bò. Loại xương được cấy ghép sẽ trải qua kiểm tra chặt chẽ dưới các tiêu chuẩn đã quy định sẵn nhằm tránh việc lây nhiễm hoặc loại bỏ miễn dịch trong cơ thể. Tương tự như xương tự thân, xương dị loại có khả năng trở thành khung sườn để mô xương xung quanh tăng trưởng.

Phương pháp này không đòi hỏi thêm bất kỳ phẫu thuật nào trước đó, tuy nhiên, quá trình hồi phục hoàn toàn lại mất nhiều thời gian hơn và đôi khi, kết quả không như mong muốn.

Ghép xương nhân tạo

Ở loại ghép xương này, người ta thường sử dụng xương được tạo ra từ vật liệu Ceramic. Đây là một loại vật liệu có cấu trúc tương tự như xương người và có khả năng tương hợp sinh học khá cao. Đã có nghiên cứu cho thấy, xương ceramic kết dính nhanh chóng với xương thật và đem lại hiệu quả cao, tăng lưu thông mạch máu xung quanh và kích thích quá trình hồi phục vô cùng nhanh chóng.

Ưu và nhược điểm của ghép xương nhân tạo trước khi cấy Implant

Trong hầu hết phẫu thuật, bác sỹ và bệnh nhân đều lựa chọn giải pháp cấy ghép xương nhân tạo Ceramic để tiết kiệm thời gian thực hiện cũng như thời gian hồi phục. Tuy nhiên, giải pháp nào cũng có 2 mặt.

vicare.vn-ghep-xuong-cay-implant-co-dau-khong-body-2

Ghép xương cấy Implant có đau không?

Ở hầu hết trung tâm nha khoa lớn và các bệnh viện, khi thực hiện ghép xương, các bác sỹ sẽ giúp bệnh nhân gây tê hoặc gây mê (nếu có yêu cầu), vì thế hiện tượng đau nhức trong quá trình phẫu thuật dường như không xảy ra.

Tuy nhiên, ngay sau khi thuốc tê/thuốc mê vừa mất tác dụng, cảm giác đau nhức dữ dội sẽ ập đến khiến bạn gặp nhiều phiền phức, khó chịu. Một số biểu hiện bình thường bạn có thể gặp sau khi phẫu thuật là:

  • Chảy máu: hiện tượng này sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút.
  • Sưng nề và đau nhức.
  • Sốt nhẹ nhưng không vượt trên mức 38.5 độ C.

Khi đó, để giảm bớt đau nhức, bạn nên:

  • Chườm đá hoặc chườm nóng tại vùng cấy ghép xương theo hướng dẫn từ bác sỹ để kích thích máu lưu thông, xoa dịu cơn đau.
  • Trong vòng 2 – 3 ngày sau khi phẫu thuật, bạn phải nằm gối cao và nên chọn chế độ ăn lỏng như cháo, súp...
  • Kiêng vận động mạnh trong 1 – 2 ngày đầu tiên vì các hoạt động thể lực rất dễ tác động làm chấn thương vùng xương cấy ghép, gây khó khăn cho quá trình hồi phục.

Tuy nhiên, nếu như nhận thấy 2 dấu hiệu sau, bạn cần phải tái khám ngay lập tức:

  • Máu liên tục chảy và không thể cầm máu sau phẫu thuật.
  • Vùng cấy ghép bị nhiễm trùng: bác sỹ sẽ chỉ định một số nhóm thuốc kháng sinh cũng như giải pháp chăm sóc tại chỗ để cải thiện.

Như vậy, bạn đã biết ghép xương cấy Implant có đau không và một số thông tin khác về loại phẫu thuật này. Nếu như bạn hay người thân đang chuẩn bị làm cấy ghép xương, hãy chú ý những kiến thức trên để có cách đối phó kịp thời trước nhiều tình huống.

Xem thêm:

  • Cấy ghép răng implant có đau không?
  • Những ai nên cấy ghép răng Implant?
  • Chi phí trồng răng implant ở Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội năm 2019