Gãy xương có ăn được thịt gà không?

Thịt gà rất giàu dinh dưỡng, dễ ăn, thường được chế biến thành nhiều món để bồi bổ cho người ốm. Tuy nhiên, bị gãy xương có ăn được thịt gà không lại là thắc mắc của nhiều người. Cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Gãy xương có ăn được thịt gà không? Gãy xương có ăn được thịt gà không?

Tác dụng khi ăn thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Trong thịt gà có protein, lipid, nhiều khoáng chất như canxi, sắt, phospho, các vitamin A, C, E. Ăn thịt gà chủ yếu cung cấp protein cho cơ thể, giúp bồi dưỡng, phục hồi thể chất,... Vì vậy thịt gà thường được dùng cho người bệnh, trẻ em gầy yếu,...

Theo Y học cổ truyền, thịt gà được chia thành thịt gà trống và gà mái. Thịt gà trống vị ngọt, tính ấm, không độc, giúp dưỡng khí, vệ khí, bổ trung, an thai, liền xương, trị bệnh phù nước, tích nước trong cơ thể và các chứng tê dại. Thịt gà mái vị chua, tính bình, không độc, giúp trị phong hàn thấp, chữa gãy xương, băng huyết, bạch đới. Bên cạnh đó, gan gà vị ngọt đắng, tính ấm, không độc, giúp bồi bổ can, thận, trợ dương, chữa đau bụng, mắt kém, ra máu, giúp an thai, cả người già lẫn trẻ nhỏ đều sử dụng được. Mề gà được đem phơi hoặc sấy khô làm thuốc chữa chứng ăn không tiêu, đầy bụng... Trứng gà vị ngọt, tính bình, không độc, giúp trị các chứng lị, rôm sảy, chữa tê bại, an thai, bồi bổ sức khỏe...

Gãy xương có ăn được thịt gà không?

vicare.vn-gay-xuong-co-duoc-thit-ga-khong-body-1
Nếu bệnh nhân gãy xương có tụ máu thì trong giai đoạn tụ máu cũng nên hạn chế ăn thịt gà.

Với nhiều lợi ích như vậy, nếu có người thân bị bệnh cần hồi phục sức khỏe, có thể là gãy xương, thì có nên cho người bệnh ăn thịt gà hay không? Theo dân gian, thịt gà khiến vết thương hở lâu lành, để lại sẹo xấu, hoặc có thể làm nặng thêm tình trạng thương tổn. Vì vậy đối với bệnh nhân viêm khớp, gãy xương, sau mổ,... thì không nên ăn thịt gà. Liệu rằng quan niệm này có thực sự đúng? Gãy xương có ăn được thịt gà không?

Theo TS. Nguyễn Mai Hồng (Phó trưởng Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai), người bệnh, không kể có vết thương hở hay không, người vừa phẫu thuật hoặc bị gãy xương, cần được nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe, thì nên ăn nhiều thức ăn giàu protein và canxi để vết thương nhanh liền và cơ thể mau khỏe lại. Không cần kiêng hay hạn chế quá nhiều bất cứ một nhóm thực phẩm nào.

Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng (nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam), người vừa mổ xong hoặc có vết thương hở cũng không cần kiêng thịt gà. Tuy nhiên, nếu thể trạng thuộc thể hàn thì không nên ăn thức ăn tính nóng, nhiều đạm, đường bột khó tiêu như thịt gà, gạo nếp... để tránh tích độc. Nếu tích độc, vết thương có thể tạo mủ, gây ngứa, lâu lành, để lại sẹo xấu. Còn khi vết thương có tụ máu, thịt gà lại có tác dụng lưu huyết (trị băng huyết, ra máu ở phụ nữ), sẽ làm nặng thêm tình trạng này. Dó đó, nếu bệnh nhân gãy xương có tụ máu thì trong giai đoạn tụ máu cũng nên hạn chế ăn thịt gà.

Nói chung, trừ những trường hợp như hàn tính, tụ máu, cơ địa dị ứng, thì bị gãy xương có thể ăn thịt gà bình thường.

Đến khi xương đã liền, vết thương đã lành, nếu cần bồi bổ sức khỏe, phục hồi thể trạng thì nên ăn thịt gà để hồi phục nhanh chóng hơn.

Bị gãy xương nên ăn gì?

vicare.vn-gay-xuong-co-duoc-thit-ga-khong-body-2
Thực phẩm giàu canxi giúp xương nhanh lành hơn

Ngoài việc cung cấp đầy đủ, cân bằng các nhóm chất, đặc biệt là protein nói chung cho người bệnh, thì khi bị gãy xương, nên chú trọng hơn tới một số loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu canxi: giúp xương nhanh lành hơn. Canxi có nhiều trong xương sụn, xương sườn, tôm, cá, cua, trứng, sữa,... Có thể dùng thêm những viên uống bổ sung canxi.
  • Thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin D và khoáng chất: Vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể, giúp xương mau liền. Các khoáng chất như sắt, phospho, kali,... cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hấp thu canxi. Bổ sung vitamin D bằng việc tắm nắng buổi sáng sớm trước 8h. Các loại vitamin và khoáng chất khác có nhiều trong rau xanh và hoa quả tươi.

Hy vọng qua bài viết này, gãy xương có ăn được thịt gà không không còn là câu hỏi khó đối với bạn đọc, giúp bạn đọc xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lí cho bản thân và gia đình.

Xem thêm:

  • Chế độ ăn uống hợp lý ngăn ngừa bệnh loãng xương
  • Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị gãy xương
  • Chữa lành xương bị gãy nhanh hơn với bài thuốc tự nhiên