Gây tê tuỷ sống để làm gì và gây tê tủy sống có đau không?

Gây tê tủy sống là thủ thuật được dùng khá nhiều hiện nay, đặc biệt là trong những ca mổ. Tuy nhiên, thuật ngữ y khoa này không phải ai cũng rõ. Gây tê tủy sống có đau không, gây tê tủy sống để làm gì là điều khá nhiều người muốn biết. HoiBenh sẽ giải đáp cho mọi người ở bài viết dưới đây.

Gây tê tuỷ sống để làm gì và gây tê tủy sống có đau không? Gây tê tuỷ sống để làm gì và gây tê tủy sống có đau không?

Gây tê tủy sống là như thế nào?

Gây tê tủy sống là biện pháp gây tê ngoài màng cứng được tiến hành tại bệnh viện có đủ trang thiết bị để gây mê, hồi sức. Bệnh nhân có thể nằm cong lưng tôm hoặc ngồi để lộ khe đốt sống. Bác sĩ sẽ sát khuẩn khu vực này, xác định và chọc kim Catheter vào màng cứng, sau đó tiêm thuốc gây tê vào. Trường hợp gây tê liên tục trong ca mổ như sinh mổ, mổ phụ khoa. Thuốc tê sẽ được truyền liên tục ua kim catheter.

Gây tê tuỷ sống để làm gì?

Gây tê tủy sống là một biện pháp giúp giảm đau, gây vô cảm cho các phẫu thuật chi phối từ D4 trở xuống. Áp dụng trong một số trường hợp như:

  • Phẫu thuật tiết niệu

Trong phẫu thuật tiết niệu, có thể áp dụng gây tê tủy sống, giúp hạn chế mất máu và thời gian tê đủ cho cuộc mổ. Trường hợp mổ tiết niệu cả hai bên, áp dụng cả gây mê, gây tê tủy sống liên tục.

  • Phẫu thuật sản phụ khoa

Phẫu thuật sản phụ khoa hiện nay đều có thể áp dụng gây tê tủy sống giúp giảm đau, vô cảm vùng làm thủ thuật. Kỹ thuật sử dụng gây tê ngoài màng cứng liên tục, sử dụng luồn catheter trong phẫu thuật sản khoa, giúp gây tê ngoài màng cứng liên tục.

  • Phẫu thuật ở dưới ổ bụng

Phẫu thuật ở tầng bụng dưới như phẫu thuật ruột thừa, thoái vị, phẫu thuật vùng tiểu khung, hậu môn trực tràng...

Một số phẫu thuật vùng bụng trên như gây tê tủy sống kết hợp gây mê toàn thân.

  • Gây tê để giảm đau

Hiện nay, gây tê để dùng giảm đau được ứng dụng bằng cách đặt catheter truyền vào tủy sống, áp dụng gây tê liên tục. Phương pháp này đòi hỏi theo dõi chặt chẽ, kỹ thuật bác sĩ thật tốt.

vicare.vn-gay-te-tuy-song-co-dau-khong-body-1

Gây tê tủy sống có đau không

Gây tê tủy sống lúc đầu khi kim catheter chọc vào, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhói như điện giật, nhưng cảm giác này sẽ đến nhanh chóng và biến mất nhanh sau đó. Sau khi kim catheter chọc hoàn thành xong, bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau nữa.

Bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau tại vị trí chọc nữa, thuốc gây tê được tiêm vào bệnh nhân cũng sẽ không có cảm giác đau.

Thuốc gây tê được tiêm với lượng nhỏ, được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng trên thể trạng của từng bệnh nhân để đảm bảo an toàn.

Đặc biệt những bệnh nhân sinh mổ, lượng thuốc được đưa vào cơ thể mẹ liên tục nhưng khá nhỏ, nên mẹ có thể sẽ không cảm nhận được cảm giác thuốc vào cơ thể.

Khi gây tê bệnh nhân sẽ dần cảm thấy tức vùng bụng dưới, sau đó sẽ dần cảm nhận được thuốc tê trong cơ thể, sẽ mất cảm giác dần xuống hai chân. Khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau ở phía dưới đốt sống được gây tê nữa.

Thời gian để thuốc gây tê gắn vào tổ chức thần kinh xảy ra nhanh và đạt mức tối đa trong 5 - 10 phút đầu sau khi tiêm thuốc.

Khoảng sau 30 phút sau khi dừng dùng thuốc gây tê, bệnh nhân sẽ dần cảm nhận được thuốc gây tê đang hết dần trong cơ thể. Thuốc sẽ hết dần, bệnh nhân sẽ dần có cảm giác trở lại.

Tai biến khi sử dụng biện pháp gây tê tủy sống

Gây tê tủy sống mặc dù là phương pháp được sử dụng khá nhiều hiện nay, tuy nhiên cũng có thể xảy ra những tai biến trong một số trường hợp đặc biệt.

  • Tụt huyết áp
  • Tê tuỷ sống toàn bộ
  • Giảm thở
  • Ngừng thở
  • Tổn thương rễ thần kinh
  • Đau lưng
  • Đau đầu
  • Nhức đầu
  • Biến chứng khác như: run, nôn, buồn nôn, bí đái, nhiễm trùng điểm chọc kim, viêm tủy, não, màng não....
vicare.vn-gay-te-tuy-song-co-dau-khong-body-2

Chống chỉ định trong gây tê tủy sống

Phương pháp gây tê tủy sống sẽ không áp dụng cho một số trường hợp như:

  • Bệnh nhân từ chối gây tê.
  • Bệnh nhân bị dị ứng thuốc gây tê. Bệnh nhân sẽ được test thử trước thuốc để kiểm tra có dị ứng hay không trước khi sử dụng biện pháp này.
  • Bệnh nhân trong tình trạng thiếu khối lượng tuần hoàn lớn.
  • Vùng da chọc gây tê của bệnh nhân đang bị nhiễm trùng, nhiễm trùng toàn thân nặng. Sẽ không áp dụng trong trường hợp này, vì có thể gây tình trạng nhiễm trùng vào tủy sống, biến chứng nặng hơn.
  • Bệnh nhân có dị dạng cột sống, sẽ khiến khó khăn hơn trong việc xác định chọc và lúc đi kim.
  • Bệnh nhân có tình trạng ưa chảy máu hoặc đang sử dụng chất chống đông máu, nguy cơ chảy máu khá cao.
  • Bệnh nhân tâm thần, động kinh, nguy cơ bệnh nhân không hợp tác, dễ gây tai biến cao trong quá trình thực hiện.

Xem thêm:

  • Cách điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống cho bà bầu sau sinh
  • Xuất tinh sớm có phải là do yếu sinh lý không?
  • Những nguyên nhân và biến chứng khôn lường của thoát vị đĩa đệm