Gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng như lời đồn thổi hay không?

Gây tê ngoài màng cứng hiện nay là phương pháp được nhiều mẹ bầu sắp lâm bồn chọn để giảm đau trong quá trình sinh. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn e dè về sự chọn lựa này bởi họ lo ngại tình trạng đau lưng sẽ xảy ra về sau này. Vậy sự thật việc gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng như lời đồn thổi hay không?

Gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng như lời đồn thổi hay không? Gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng như lời đồn thổi hay không?

Tìm hiểu về phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng còn được gọi là phương pháp đẻ không đau hoặc gây tê vùng. Mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi gây tê vào cột sống và phân tán thuốc sang hai vùng lân cận và có tác dụng làm tê liệt những bộ phận có áp lực lớn nhất khi chuyển dạ. Thuốc sẽ có tác dụng từ núm ti hoặc từ rốn xuống đến các ngón chân, do đó bà bầu vẫn được tỉnh táo hoàn toàn và sẽ không cảm thấy đau đớn.

Khác hoàn toàn với gây mê, gây tê ngoài màng cứng chỉ sử dụng một lượng thuốc rất nhỏ nên không hề ảnh hưởng gì tới em bé. Phương pháp này có thể được áp dụng cho cả sinh thường và sinh mổ.

Khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, bà bầu sẽ được bố trí nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi, cả hai tư thế này đều cần phải co người và cong lưng để bác sĩ dễ dàng tiếp cận vùng cột sống để tiêm thuốc tê. Tiếp theo là bước sát trùng phần thắt lưng và tiêm thuốc tê để giảm bớt cảm giác đau khi đưa ống truyền thuốc vào khoang trên màng cứng quanh xương sống. Sau khi được gây tê, ống thuốc sẽ được đặt vào thông qua kim lớn với một lượng thuốc thử nghiệm, trong quá trình này mẹ bầu được thư giãn, hít thở sâu và hạn chế cử động. Cuối cùng ống thuốc sẽ được cố định bằng băng keo y tế. Nếu thuốc thử nghiệm ổn định, một bình dịch được nối với ống mềm đã dán sẵn trên lưng, và đặt ở chế độ chảy liên tục. Thuốc có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của người mẹ.

HoiBenh.vn-gay-te-ngoai-mang-cung-co-gay-dau-lung-nhu-loi-don-thoi-hay-khong-body-3
Gây tê ngoài màng cứng còn được gọi là phương pháp đẻ không đau

Gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng như lời đồn thổi hay không?

Nhiều người thường lo ngại vùng thắt lưng sau khi sinh sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, làm việc. Tuy nhiên giữa một người đã dùng gây tê ngoài màng cứng và người không sử dụng thì khả năng bị đau lưng sau sinh vẫn ngang nhau. Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy sự liên quan giữa gây tê màng cứng và đau lưng sau sinh. Một số nguyên nhân gây đau lưng sau sinh thường gặp như:

  • Mẹ hay ngồi sai tư thế khi cho bé bú, khi bế em bé hoặc vận động làm việc nhiều sau sinh.
  • Đặc biệt nguyên nhân chính gây đau lưng sau sinh là sự rối loạn hormone do cơ thể vừa giải phóng 1 lượng progesterone và hormone relaxin trong thời kỳ chuyển dạ. Chúng có tác dụng làm giãn các dây chằng và khớp ở vùng xương chậu giúp thai nhi dễ dàng ra ngoài. Nồng độ của chúng sẽ duy trì cao trong suốt vài tháng khiến bạn cảm thấy đau lưng sau khi sinh.
  • Trong quá trình mang thai dài, cột sống chịu đựng tác dụng lực tương đối lớn từ thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và kéo dài sau khi sinh vài tháng. Ngoài ra còn có áp lực lên đầu gối và các cơ khác làm tăng cảm giác đau vùng lưng.

Sau khi sinh con, đa phần lớn các hoạt động sinh lý của cơ thể sẽ dần đi vào ổn định. Tình trạng đau lưng sẽ cải thiện nhưng chưa thể khỏi hẳn ngay được. Có thể bạn sẽ phải mất 6 tháng để ổn định. Do đó người mẹ không nên hoạt động quá nhiều sau khi sinh vì sẽ làm tình trạng này kéo dài từ 10 đến 12 tháng.

Một số phương pháp giảm đau lưng sau sinh

HoiBenh.vn-gay-te-ngoai-mang-cung-co-gay-dau-lung-nhu-loi-don-thoi-hay-khong-body-2
Một số phương pháp giảm đau lưng sau sinh

Để hạn chế tình trạng đau lưng sau sinh, mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Sau khi sinh khoảng 6-8 tuần, khi cơ thể đã ổn định, mẹ nên tham gia các hoạt động thể dục nhẹ nhàng đơn giản. Chúng sẽ giúp xua tan đi những cơn đau, nhanh chóng phục hồi sức khỏe và còn có tác dụng giảm cân. Yoga và đi bộ là hai bộ môn được khuyến khích sử dụng.
  • Tư thế sinh hoạt: Mẹ nên làm các công việc nhẹ nhàng, tránh những việc quá sức. Khi cho bé bú cũng nên thực hiện đúng tư thế, nên ngồi thẳng lưng và có tựa gối mềm, bế bé sát vào người khi bú.
  • Massage cơ thể nhẹ nhàng: Mẹ có thể nằm tư thế nghiêng và nhờ người nhà massage bằng cách dùng hai tay vuốt nhẹ từ hông xuống cuối lưng. Thực hiện đều đặn bạn sẽ cảm thấy tình trạng đau lưng giảm đi hẳn.
  • Khi bị các cơn đau lưng làm khó chịu, mẹ nên chườm ấm lên cột sống lưng khoảng 30 phút để các cơ, dây chằng và mạch máu giãn ra giúp giảm đau.

Khi nào nên đến bác sĩ thăm khám vì đau lưng sau sinh?

Khi gặp phải tình trạng đau lưng sau khi sinh, bạn không nên quá lo lắng vì đó là tình trạng hầu hết các mẹ đều gặp. Tuy nhiên nếu những cơn đau cứ kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm trong khi bạn đã cố gắng khắc phục bằng những cách trên thì nên đến thăm khám bác sĩ. Ngoài ra nếu những cơn đau kèm theo sốt và kéo dài trên 6 tháng thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và có hướng điều trị thích hợp.

Xem thêm:

  • 5 hoạt động tốt cho bà bầu “vượt cạn”
  • Thủ tục ở bệnh viện dành cho bà bầu đi sinh
  • Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu