FPG - Chỉ số nhỏ ý nghĩ lớn trong xét nghiệm tiểu đường
Là bệnh mạn tính, tiểu đường có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống cũng như lĩnh vực kinh tế xã hội. Để chẩn đoán được bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm để kiểm tra chỉ số đường huyết như FPG. Vậy chỉ số FPG trong xét nghiệm tiểu đường có ý nghĩa như thế nào? HoiBenh sẽ giúp độc giả tìm hiểu rõ hơn về điều này.
FPG - Chỉ số nhỏ ý nghĩ lớn trong xét nghiệm tiểu đường
Chỉ số FPG trong xét nghiệm tiểu đường là gì?
FPG là chỉ số đường huyết lúc đói của người bệnh. Theo các chuyên gia, đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể và là nguyên liệu rất quan trọng, cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức của cơ quan não bộ. Nếu như chỉ số đường huyết tăng hoặc giảm quá nhiều so với mức bình thường thì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe của mọi người.
Kết quả xét nghiệm sẽ phản ánh nồng độ glucose ở trong máu vào thời điểm làm xét nghiệm, nó cũng là chỉ tiêu để đánh giá tình trạng bệnh và kết quả điều trị. Thông qua đây, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Để có được kết quả chính xác, bệnh nhân cần nhịn đói trước khi lấy mẫu xét nghiệm từ 8 – 10 tiếng và thời điểm lấy máu thường là vào buổi sáng.
Chỉ số FPG trong xét nghiệm tiểu đường nếu như từ 3,9 – 7,0 mmol/l, còn nếu như trong trường hợp xét nghiệm FPG 3 lần liên tiếp mà cho chỉ số đường huyết trên 7,0 mmol/l hoặc là xét nghiệm bất kỳ có đường huyết cao hơn 11,1 mmol/l thì bệnh nhân sẽ được xác định là đái tháo đường.
Sau khi ăn 2 giờ, glucose trong máu sẽ tăng khoảng 10 phút sau ăn, ở những người bình thường thì glucose đạt đỉnh sau 1 giờ và hiếm khi vượt qua ngưỡng 140mg/dL (7,8mmol/L) và sẽ trở lại như bình thường từ sau 2 – 3 giờ trước khi ăn. Nếu chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ nhỏ hơn 140mg/dL được coi là bình thường, từ 140 – 199mg/dL sẽ là rối loạn dung nạp glucose và lớn hơn180mg/dL là bị tiểu đường.
Khi chỉ số FPG trong xét nghiệm tiểu đường tăng cần làm gì?
Theo con số thống kê của Bộ Y tế, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 5 triệu người mắc tiểu đường, có hơn 12 triệu người tiền tiểu đường. Điều đáng nói là nhiều người trong số này đã không hề biết về tình trạng bệnh của mình. Bởi vậy, nếu không kiểm soát được lượng đường trong máu sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Vậy nên, khi thấy chỉ số FPG trong xét nghiệm tiểu đường tăng thì chúng ta nên:
- Tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục thường xuyên giúp bạn giảm cân và cải thiện được độ nhạy của insulin. Khi tập thể dục, đường trong máu cũng sẽ được tiêu tốn vào nhu cầu năng lượng và vào hoạt động co duỗi cơ bắp.
- Kiểm soát được lượng carbohydrate trong bữa ăn: Chính carbohydrate sẽ được cơ thể biến thành đường rồi insulin sẽ vận chuyển nó vào các tế bào. Do đó, cần hạn chế lượng carbohydrate ăn vào và một chế độ ăn low-carb sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn.
- Ăn nhiều chất xơ hơn: Chất xơ sẽ làm chậm đi sự tiêu hóa của carbohydrate và giúp hấp thụ đường từ thực phẩm vào máu. Chất xơ sẽ khiến cho chỉ số đường huyết không thể tăng nhanh sau bữa ăn mà sẽ tăng từ từ nên cơ thể có nhiều thời gian hơn để sử dụng đường trong máu.
- Uống đủ nước: Đây là cách để giữ mức đường huyết ở trong giới hạn khỏe mạnh. Ngoài việc tránh cho cơ thể không bị mất nước, nước còn giúp thận lọc đường dư thừa khỏi cơ thể và thải nó ra ngoài qua nước tiểu.
- Thắt chặt chế độ ăn uống
Chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp: Chỉ số GI (Glycemic Index) là đánh giá tốc độ tăng lượng đường trong máu sau khi ăn một loại thực phẩm có chứa carbohydrate. Thế nên, hãy lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp như: thịt, trứng, hải sản..
Tránh để cơ thể căng thẳng: Khi cơ thể căng thẳng cũng sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ đường huyết trong máu của chúng ta. Việc ngồi thiền hoặc tập thể dục sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng và hạ đường huyết.
Theo dõi mức độ đường huyết thường xuyên: Hãy giữ bên mình một thiết bị đo đường huyết bỏ túi để đảm bảo là bản thân luôn kiểm soát được đường huyết.
Muốn quản lý bất kể một thứ gì, bạn phải theo dõi chúng. Hãy luôn giữ bên mình thiết bị đo đường huyết bỏ túi, điều đó giúp bạn luôn kiểm soát được tình hình.
Như vậy, chỉ số FPG trong xét nghiệm tiểu đường rất quan trọng để giúp cho bạn nhận biết được thực trạng sức khỏe của mình. Mặc dù con số của chỉ số FPG này nhỏ nhưng nó lại mang tới cho bạn những điều đáng báo động mà bạn không hề biết. Do đó, hãy lắng nghe cơ thể và chịu khó chăm sóc nó khi còn có thể.
Xét nghiệm theo dõi điều trị bệnh nhân đái tháo đường
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Khi bị đái tháo đường bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng và thường tái phát thường xuyên. Do đó những bệnh nhân bị đái tháo đường cần được theo dõi, đánh giá quá trình điều trị để có những phương pháp can thiệp kịp thời nếu có các biến chứng. Bệnh nhân đái tháo đường cần làm xét nghiệm mỗi 3 tháng 1 lần để theo dõi lượng đường trong máu, quá trình điều trị.
Hiện Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home có cung cấp gói xét nghiệm Theo dõi điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại nhà, giúp đánh giá tình trạng của bệnh nhân để kịp thời ứng phó.
Lợi ích khi xét nghiệm tại HoiBenh Home
- Không mất công đến bệnh viện, chờ xếp hàng, lấy kết quả, khách hàng chỉ cần ở nhà và nhân viên của HoiBenh Home sẽ đến tận nơi lấy mẫu xét nghiệm.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm theo dõi điều trị bệnh nhân đái tháo đường do HoiBenh Home đề xuất được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- OGTT trong xét nghiệm tiểu đường là gì?
- Kinh nghiệm xét nghiệm tiểu đường