Em bé ngủ nằm nghiêng có sao không?

Trẻ em là lứa tuổi đang phát triển và hoàn thiện cơ thể. Tư thế có ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương khớp và các cơ quan khác của trẻ. Việc lựa chọn cho trẻ ngủ ở tư thế nào được nhiều mẹ quan tâm và để em bé ngủ nằm nghiêng có sao không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích.

Em bé ngủ nằm nghiêng có sao không? Em bé ngủ nằm nghiêng có sao không?

Trẻ em là lứa tuổi đang phát triển và hoàn thiện cơ thể. Tư thế có ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương khớp và các cơ quan khác của trẻ. Việc lựa chọn cho trẻ ngủ ở tư thế nào được nhiều mẹ quan tâm và để em bé ngủ nằm nghiêng có sao không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích.

Các tư thế nằm ngủ của em bé

Trẻ em là lứa tuổi trẻ ngủ nhiều. Trẻ sơ sinh có thế dành đến 12 giờ trong một ngày để ngủ. Mỗi trẻ sẽ có những kiểu nằm ngủ khác nhau. Chúng sẽ chọn tư thế nào mà chúng thấy quen thuộc và dễ chịu nhất. Thông thường trẻ sẽ có 3 kiểu ngủ chủ yếu:

  • Tư thế nằm ngửa: là phổ biến nhất. Trẻ nằm thẳng, các cơ được giãn ra. Tuy nhiên do chịu trọng lực nên lưỡi có thể tụt sâu vào trong và gây hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.
  • Tư thế nằm sấp: là tư thế không nên để cho trẻ nằm. Tư thế này làm phần ngực bị đè ép bởi trọng lực cơ thể và có thể dẫn đến bất lợi cho sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây đột tử ở trẻ.
  • Tư thế nằm nghiêng: là một tư thế phổ biến ở trẻ. Tư thế này giúp giảm nguy cơ của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra tư thế này giúp các cơ quan được thư giãn không bị đè ép.
vicare.vn-em-be-ngu-nam-nghieng-co-sao-khong-body-1

Em bé ngủ nằm nghiêng có sao không?

Nằm nghiêng là một tư thế nằm tốt đối với trẻ, đã được các bác sĩ khuyến cáo. Theo thống kê đã cho thấy có đến 50% số trẻ có tư thế ngủ nằm nghiêng do đây là tư thế nằm co giống với tư thế của trẻ khi còn trong bụng mẹ. Tư thế này giúp trẻ giảm tình trạng bị sặc, trớ sữa sau bú. Do khi nằm nghiêng thì thức ăn sẽ không bị trào ngược từ dạ dày vào đường hô hấp và làm giảm tình trạng sặc, trớ, nghẹt thở do thức ăn. Ngoài ra còn giúp hệ tiêu hóa được phát triển hoàn thiện và lưu thông tốt hơn cũng là một cách để giảm các nguy cơ do thức ăn gây ra.

Nằm nghiêng giúp hệ tim mạch được phát triển tốt hơn. Các tư thế nằm khác thì tim sẽ bị đè ép và khả năng bơm máu đi nuôi bị giảm sút hoặc tim phải hoạt động quá tải để thực hiện được chức năng của nó. Khi nằm nghiêng phải, tim ở phần trên và không bị cơ quan nào đè ép nên hoạt động hiệu quả hơn và phát triển cơ thể khỏe mạnh hoàn thiện hơn.

Khi trẻ nằm nghiêng đều hai bên trái và phải thì đầu trẻ phát triển cân xứng hai bên, không bị hiện tượng bẹp đầu, lệch đầu như khi nằm thẳng. Tuy nhiên luôn cần nhớ phải để trẻ nằm nghiêng cân đối cả hai bên.

Việc nằm nghiêng đối với trẻ rất tốt và đây là một tư thế được khuyến khích cho các bậc cha mẹ đối với trẻ.

vicare.vn-em-be-ngu-nam-nghieng-co-sao-khong-body-2

Những lưu ý khi cho em bé nằm nghiêng khi ngủ

Nằm nghiêng khi ngủ có tác dụng tốt đối với sự phát triển cơ thể cũng như với sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý sau khi cho trẻ nằm nghiêng:

  • Không được để trẻ nằm nghiêng quá lâu một bên vì sẽ gây áp lực lên một phần bên cơ thể đó. Kèm theo đó gây hiện tượng bẹp đầu, méo đầu. Vì vậy các mẹ phải lật người cho trẻ để tránh hiện tượng trẻ nằm nghiêng chỉ một bên.
  • Khi nằm nghiêng thì cần để tay trẻ ở trước mặt để trẻ không lật mình thành nằm sấp. Đặc biệt đối với những trẻ chuẩn bị tập lẫy thì việc đổi tư thế rất hay xảy ra. Việc chuyển sang tư thế nằm sấp mà không được lật lại thì có thể gây khó thở và nhiều nguy cơ thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Nên kê gối ở lưng xung quanh trẻ để trẻ có tư thế thoải mái và cũng giúp hạn chế được sự thay đổi tư thế khi ngủ của trẻ. Kê gối thấp trên đầu để hệ xương của trẻ được phát triển tốt nhất, không gây gù vẹo lệch trục vùng cổ. Tuy nhiên không nên để quá nhiều gối và đồ đạc xung quanh gây bí ngạt đối với trẻ, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Giường ngủ của trẻ phải được đảm bảo an toàn, chắc chắn, có thành che, tốt nhất nên sử dụng các giường cũi ngủ được thiết kế dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Để trẻ có một giấc ngủ tốt nhất thì nên để trẻ nằm ngủ ở nơi thoáng mát, tránh tiếng ồn, tránh các tác nhân có hại từ môi trường như khói bụi, khói thuốc lá,...
  • Khi trẻ chuyển sang tư thế nằm sấp thì cần đặt lại tư thế cho trẻ. Kèm theo đó đặt gối và tay để hạn chế trẻ thay đổi tư thế. Với những trẻ đã lớn thì cứ để trẻ nằm tư thế ngủ mà trẻ thích, tuy nhiên không bao giờ nên để trẻ nằm sấp.
  • Khi trẻ nằm ngủ mà có xuất hiện các dấu hiệu bất thường như tím tái, khó thở, rút lõm lồng ngực,... thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí phù hợp và kịp thời.

Xem thêm:

  • 7 tuyệt chiêu giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu
  • Xử lý sao với tình trạng bé giật mình khi ngủ?
  • Bé ngủ ngáy có thể là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ đã biết chưa?