Em bé lớn lên trong bụng mẹ thế nào?

Sau khi trứng thụ tinh, em bé dần hình thành các cấu trúc, sau tuần 20 có thể thấy nhịp tim và cử động cơ thể. Vậy em bé lớn lên trong bụng mẹ thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hình dung quá trình này một cách rõ nét.

Em bé lớn lên trong bụng mẹ thế nào? Em bé lớn lên trong bụng mẹ thế nào?

Sau khi trứng thụ tinh, em bé dần hình thành các cấu trúc, sau tuần 20 có thể thấy nhịp tim và cử động cơ thể. Vậy em bé lớn lên trong bụng mẹ thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hình dung quá trình này một cách rõ nét.

Quá trình em bé lớn lên trong bụng mẹ qua các mốc thời gian

Thụ thai

Quá trình thụ thai xảy ra khi một tinh trùng gặp một trứng. Theo WebMD, trong vòng ba ngày sau khi thụ thai, trứng thụ tinh được phân chia rất nhanh thành nhiều tế bào. Nó đi qua ống dẫn trứng vào tử cung, nơi nó gắn vào thành tử cung. Nhau thai, sẽ nuôi dưỡng em bé, cũng bắt đầu hình thành. Tại thời điểm này, bộ di truyền đã hoàn chỉnh, bao gồm cả giới tính của em bé.

vicare.vn-em-be-lon-len-trong-bung-me-the-nao-body-1

4 tuần

Lúc này em bé đang hình thành các cấu trúc mà cuối cùng sẽ hình thành khuôn mặt và cổ. Tim và mạch máu tiếp tục phát triển. Và phổi, dạ dày và gan bắt đầu phát triển. Thử thai tại nhà sẽ cho kết quả dương tính.

vicare.vn-em-be-lon-len-trong-bung-me-the-nao-body-2

8 tuần

Em bé bây giờ có kích thước khoảng 1,5cm. Tay và chân đã hình thành rõ. Mi mắt, tai đang hình thành, có thể thấy được cả đầu mũi.

vicare.vn-em-be-lon-len-trong-bung-me-the-nao-body-3

12 tuần

Em bé có kích thước khoảng 5cm và bắt đầu có cử động. Cơ thể người mẹ bắt đầu cảm thấy phần trên của tử cung nhô lên phía trên xương mu. Bác sĩ có thể nghe nhịp tim của bé bằng các dụng cụ đặc biệt. Cơ quan sinh dục của em bé bắt đầu trở nên rõ ràng.

vicare.vn-em-be-lon-len-trong-bung-me-the-nao-body-4

16 tuần

Bé bây giờ đo khoảng 10-11cm và nặng khoảng 100 gam. Đôi mắt của em bé có thể chớp. Tim và mạch máu được hình thành hoàn toàn. Các ngón tay và ngón chân của em bé có dấu vân tay.

vicare.vn-em-be-lon-len-trong-bung-me-the-nao-body-5

20 tuần

Em bé nặng khoảng 300 g và dài hơn 15 cm một chút. Tử cung sẽ ở ngang với rốn. Bé có thể mút ngón tay cái, ngáp, duỗi người và biểu cảm khuôn mặt.

vicare.vn-em-be-lon-len-trong-bung-me-the-nao-body-6

24 tuần

Siêu âm thường được tiến hành cho phụ nữ mang thai sau 20 tuần. Lúc này, bác sĩ sẽ đảm bảo bánh rau khỏe mạnh, bám bình thường và em bé phát triển đúng cách. Bạn có thể thấy nhịp tim và cử động của cơ thể, cánh tay và chân của bé và phát hiện bé trai hay gái trên siêu âm.

vicare.vn-em-be-lon-len-trong-bung-me-the-nao-body-7

28 tuần

Em bé nặng khoảng 1kg. Nếu sản phụ phải đẻ sớm vào lúc này, em bé có cơ hội sống sót. Hãy hỏi bác sĩ về các dấu hiệu cảnh báo sinh non. nên chuẩn bị về các vấn đề khi sinh nở như: chuyển dạ, đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh.

vicare.vn-em-be-lon-len-trong-bung-me-the-nao-body-8

36 tuần

Các em bé có kích thước khác nhau, tùy thuộc vào giới tính, số em bé trong bụng mẹ (một thai hay đa thai) và vóc dáng của cha mẹ. Trung bình, một em bé ở giai đoạn này sẽ dài khoảng 47 cm và nặng gần 3,2 kg. Bộ não đã phát triển nhanh chóng. Phổi gần như phát triển đầy đủ. Đầu thường được quay xuống dưới. Em bé sẽ là non tháng nếu ra đời ở tuần 37-39, đủ tháng nếu ra đời ở tuần 39-40 và là già tháng nếu chào đời ở tuần 41-42

vicare.vn-em-be-lon-len-trong-bung-me-the-nao-body-9

Chào đời

Sau tuần thứ 40, các các sĩ có thể dự ngày sinh dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng người mẹ. Ngày dự sinh có thể không chính xác. Một số trường hợp thai quá ngày dự sinh, tức là kéo dài hơn 42 tuần, các bác sĩ có thể gây chuyển dạ để em bé ra đời.

vicare.vn-em-be-lon-len-trong-bung-me-the-nao-body-10

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn phần nào hình dung ra quá trình em bé lớn lên trong bụng mẹ. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

(Theo VnExpress)

Xem thêm:

  • Khám phá chuyện đi tè, ị, thở của thai nhi trong bụng mẹ
  • Bất ngờ với 3 điều thai nhi học được khi còn trong bụng mẹ
  • Thai nhi có thể nhận diện khuôn mặt mọi người ngay khi còn nằm trong bụng mẹ